Câu 6.1: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) trong các phát biểu sau:
Các phát biểu |
Đ/S |
a) Nếu tổng hai số tự nhiên bằng 0 thì cả hai số tự nhiên đó đều bằng 0. |
|
b) Nếu tổng hai số nguyên bằng 0 thì cả hai số nguyên đó đều bằng 0. |
|
c) Tổng của nhiều số nguyên âm cũng là một số nguyên âm có giá trị tuyệt đối bằng tổng các giá trị tuyệt đối của các số đó. |
|
d) Giá trị tuyệt đối của tổng nhiều số nguyên bằng tổng các giá trị tuyệt đối của các số đó. |
|
a) Đ; b) S; c) Đ; d) S.
Câu 6.2: Với mỗi phát biểu sai ở câu 6.1, hãy tìm một ví dụ để chứng tỏ điều đó.
Chẳng hạn:
b) 5 + (-5) = 0;
d) \(\left| {2 + ( – 13) + 7} \right| = \left| { – 4} \right| = 4\)
Advertisements (Quảng cáo)
\(\left| 2 \right| + \left| { – 13} \right| + \left| 7 \right| = 22\)
Câu 6.3: Tính giá trị của biểu thức: x + 255, biết x = (-47) + 45.
x + 255 = (-47) + 45 + 255 = (-47) + 300 = 253
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 6.4: Tìm x ∈ Z, biết: x + (-23) = (-100) + 77.
x + (-23) = (-100) + 77 = -23
Vậy x = 0
Câu 6.5: Cho a ∈ Z. Tính tổng \(S = a + \left| a \right| + a + \left| a \right| + … + a + \left| a \right|\) gồm 50 số hạng.
Vì a ∈ Z nên a có thể lớn hơn 0, nhỏ hơn 0 hoặc bằng 0.
Nếu a > 0 thì \(\left| a \right| = a\), nên S = 50a.
Nếu a < 0 thì \(a + \left| a \right| = 0\) nên S = 0.
Nếu a = 0 thì S = 0.