Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Toán lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 28: Số thập phân trang 28, 29, 30 Toán lớp 6 tập 2 KNTT

Trả lời Hoạt động, luyện tập trang 29 Toán 6 Kết nối tri thức tập 2. Giải bài 7.1 , 7.2, 7.3, 7.4 trang 30 SGK Toán 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 28. Số thập phân – Chương 7 Số thập phân

Hoạt động 1

Viết các phân số thập phân \(\dfrac{{17}}{{10}};\dfrac{{34}}{{100}};\dfrac{{25}}{{1000}}\) dưới dạng số thập phân.

Viết tử số trước.

Mẫu số có bao nhiêu số 0 thì dịch chuyển dấu phấy “,” sang trái từng đấy hàng.

\(\begin{array}{l}\dfrac{{17}}{{10}} = 1,7\\\dfrac{{34}}{{100}} = 0,34\\\dfrac{{25}}{{1000}} = 0,025\end{array}\)

Hoạt động 2

Viết các số đối của các phân số thập phân trên.

Thêm dấu “ – ” vào trước các phân số.

Số đối của \(\dfrac{{17}}{{10}}\) là \( – \dfrac{{17}}{{10}}\)

Số đối của \(\dfrac{{34}}{{100}}\) là \( – \dfrac{{34}}{{100}}\)

Số đối của \(\dfrac{{25}}{{1000}}\) là \( – \dfrac{{25}}{{1000}}\)

Câu hỏi

Em hãy chỉ ra các số thập phân xuất hiện trong đoạn tin hình 7.1a và hình 7.1b. Tìm số đối của các số thập phân đó.

Tìm các số thập phân: Số có dấu “,”

Tìm số đối: Thêm dấu “-” trước số thập phân dương, bỏ dấu “-” trước số thập phân âm

Hình 7.1a: 29,96;  14,26;  7,5 và 3,4.

Số đối của 29,96 là -29,96

Số đối của 14,26 là -14,26

Số đối của 7,5 là -7,5

Số đối của 3,4 là -3,4.

Hình 7.1b: số -4,2 ; -2,4.

Số đối của -4,2 là 4,2

Số đối của -2,4 là 2,4.

Luyện tập 1

1. Viết các số thập phân \(\dfrac{{ – 5}}{{1000}};\dfrac{{ – 798}}{{10}}\) dưới dạng số thập phân.

2. Viết các số thập phân xuất hiện trong đoạn tin hình 7.1b dưới dạng phân số thập phân.

1. Chuyển phần không có dấu “-” thành số thập phân trước rồi thêm dấu “-” vào trước kết quả nhận được.

Advertisements (Quảng cáo)

2.

Tử số: Viết phần số nguyên và phần thập phân chỉ bỏ đi dấu phẩy.

Mẫu số: Viết số 1 trước. Đếm phần thập phân có bao nhiêu chữ số thì thêm bấy nhiêu số 0 vào bên phải số 1.

1.

\(\dfrac{{ – 5}}{{1000}} =  – 0,005;\dfrac{{ – 798}}{{10}} =  – 79,8\)

2.

\( – 4,2 =  – \dfrac{{42}}{{10}}; – 2,4 = \dfrac{{ – 24}}{{10}}\)

Luyện tập 2

Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn 0; -8,152; 0,12; -8,9

So sánh các số thập phân:

Số thập phân âm nhỏ hơn 0 và số thập phân dương lớn hơn 0.

Phân chia số thập phân âm và số thập phân dương.

So sánh hai số thập phân âm: Số có số đối lớn hơn thì số thập phân đó bé hơn.

Số thập phân âm: -8,152;-8,9 đều nhỏ hơn 0.

Số thập phân dương: 0,12

Ta thấy 0<0,12

8,9 > 8,152 nên -8,9 < -8,152

Mà -8,152<0

Vậy ta có -8,9<-8,152<0<0,12

Vận dụng

Advertisements (Quảng cáo)

Đọc đoạn tin trong hình 7.1b và cho biết trong hai thời điểm, 19 giờ ngày 24-1-2016 và 6 giờ ngày 25-1-2016, thời điểm nào nhiệt độ tại Pha Đin (Điện Biên) xuống thấp hơn.

So sánh hai số thập phân âm: Số có số đối lớn hơn thì số thập phân đó bé hơn.

6 giờ ngày 25-1-2016  là \( – 4,2\) độ C.

19 giờ ngày 24-1-2016 là \( – 2,4\) độ C.

Ta có \(4,2 > 2,4\) nên \( – 4,2 <  – 2,4\)

Vậy lúc 6 giờ ngày 25-1-2016  thì nhiệt độ thấp hơn.

Giải bài 7.1 trang 30 Toán 6 tập 2

Câu a

Viết các phân số thập phân sau dưới dạng số thập phân.

\(\dfrac{{21}}{{20}};\dfrac{{ – 35}}{{10}};\dfrac{{ – 125}}{{100}};\dfrac{{ – 89}}{{1000}}\)

Viết tử số trước.

Mẫu số có bao nhiêu số 0 thì dịch chuyển dấu phấy “,” sang trái từng đấy số.

Với các phân số âm thì phải có dấu “-” ở trước.

\(\dfrac{{21}}{{20}} = 2,1;\dfrac{{ – 35}}{{10}} =  – 3,5;\dfrac{{ – 125}}{{100}} =  – 1,25;\)\(\dfrac{{ – 89}}{{1000}} =  – 0,089\)

Câu b

Chỉ ra các số thập phân âm viết được trong câu a.

Các số thập phân âm là số có dấu “-”

Các số thập phân âm là \( – 3,5; – 1,25; – 0,089\)

Giải bài 7.2 trang 30 SGK Toán 6 KNTT

Tìm số đối của các số thập phân sau:

\( – 1,2;4,15;19,2\)

Thêm dấu “-” trước số thập phân dương, bỏ dấu “-” trước số thập phân âm

 Số đối của \( – 1,2\) là \(1,2\)

Số đối của \(4,15\) là \( – 4,15\)

Số đối của \(19,2\) là \( – 19,2\)

Giải bài 7.3 trang 30 Toán 6 tập 2

So sánh các số sau:

a) \( – 421,3\) với \(0,15\)

b) \( – 7,52\) với \( – 7,6\)

a) Số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương.

b) So sánh hai số thập phân âm: Số nào có số đối lơn hơn thì nhỏ hơn.

 a) \( – 421,3\) là số thập phân âm và \(0,15\) là số thập phân dương nên \( – 421,3 < 0,15\)

b)

Số đối của \( – 7,52\) là \(7,52\); của \( – 7,6\) là \(7,6\).

Ta có \(7,52 < 7,6\) nên \( – 7,52 >  – 7,6\)

Giải bài 7.4 trang 30 Toán 6 tập 2

Nhiệt độ đông đặc của một chất là nhiệt độ mà tại đó chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Nhiệt độ đông đặc của rượu, nước và thủy ngân lần lượt là: \( – 117^\circ C;0^\circ C; – 38,83^\circ C\)

Hãy sắp xếp nhiệt độ động đặc của ba chất này theo thứ tự từ nhỏ đến lớn

Số thập phân âm luôn nhỏ hơn 0.

So sánh hai số thập phân âm: Số nào có số đối lơn hơn thì nhỏ hơn.

 Số thập phân âm: \( – 117; – 38,83\)

Số thập phân âm luôn nhỏ hơn 0 nên \( – 117 < 0; – 38,83 < 0\)

Số đối của \( – 117\) là 117, của \( – 38,83\) là 38,83.

\(117 > 38,83\) nên \( – 117 <  – 38,83\)

Dó đó \( – 117 <  – 38,83 < 0\)

Vậy nhiệt độ động đặc của ba chất này theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: rượu, thủy ngân, nước

Advertisements (Quảng cáo)