Câu 1: Nghe – viết: Bà nội, bà ngoại (2 khổ thơ đầu)
Bà nội, bà ngoại
Bà ngoại bên quê mẹ
Bà nội bên quê cha.
Cháu yêu cha, yêu mẹ
Và thương cả hai bà.
Bà ngoại chăm làm vườn
Vườn bà bao nhiêu chuối
Yêu cháu, bà trồng na
Chẳng nghĩ mình cao tuổi.
Câu 2: Tìm các từ có tiếng:
a) Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
– Giữ kín, không cho ai biết.
– Hát nhẹ nhàng cho trẻ ngủ.
– Vết tích còn lại của sự vật, sự việc.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Chứa vần ec hoặc et, có nghĩa như sau:
– Bánh làm bằng gạo nếp có nhân đậu xanh, thịt mỡ, hình ống, thường làm vào dịp Tết
– Xe có bồn chở dầu, nước,…
– Xe cộ đông đúc, không đi lại được.
a) Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
– Giấu kín: Giữ kín, không cho ai biết.
– Hát ru: Hát nhẹ nhàng cho trẻ ngủ.
– Dấu vết: Vết tích còn lại của sự vật, sự việc.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Chứa vần ec hoặc et, có nghĩa như sau:
– Bánh tét: Bánh làm bằng gạo nếp có nhân đậu xanh, thịt mỡ, hình ống, thường làm vào dịp Tết
– Xe téc: Xe có bồn chở dầu, nước,…
– Kẹt xe: Xe cộ đông đúc, không đi lại được.
Câu 3: Thi tìm nhanh:
a) – 2 tiếng bắt đầu bằng r
– 2 tiếng bắt đầu bằng d
– 2 tiếng bắt đầu bằng gi
b) – 2 tiếng có vần ec.
– 2 tiếng có vần et.
a.
– 2 tiếng bắt đầu bằng r: rơi, ra, rổ, rác, râu,…
– 2 tiếng bắt đầu bằng d: diều, dấu, da, diễn, dạo,…
– 2 tiếng bắt đầu bằng gi: gió, gia, giá, giả, giao, giờ,…
b.
– 2 tiếng có vần ec: tấm séc, cù léc,…
– 2 tiếng có vần et: hạng bét, đất sét, sấm sét, gào thét,…
Câu 4: Tập viết
a) Viết chữ hoa L
b) Viết ứng dụng: Luôn luôn yêu kính ông bà.
– Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét thẳng, nét xiên phải, nét móc ngược phải.
– Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4, viết một nét lượn dọc theo ĐK dọc 2, viết tiếp luôn nét thắt và lượn ngang, dừng bút trên ĐK dọc 3, dưới ĐK ngang 2 (Lưng nét cong trái chạm ĐK dọc 1; Chỗ bắt đầu viết nét lượn dọc phải ngang bằng với điểm đặt bút).