Trang Chủ Bài tập SGK lớp 2 Tiếng Việt 2 - Cánh Diều

Tiết 9, 10 Bài 18: Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt 2 Cánh diều

Bài 18: Ôn tập cuối học kì 1 – Trả lời câu hỏi Tiết 9, 10 trang 146, 147 Tiếng Việt 2 – Cánh Diều

Phần A

A. Đọc thầm và làm bài tập

Bím tóc đuôi sam

1. Một hôm, mẹ tết cho Hà hai bím tóc nhỏ, mỗi bím buộc một cái nơ. Khi Hà đến trường, mấy bạn gái reo lên: “Bím tóc đẹp quá!”. Nhưng Tuấn bỗng sấn tới, nắm bím tóc và nói:

– Tớ mệt quá. Cho tớ vịn vào nó một lúc.

Mỗi lần Tuấn kéo bím tóc, Hà lại loạng choạng và cuối cùng ngõ phịch xuống đất. Hà oà khóc, chạy đi mách thầy.

2. Thầy giáo nhìn hơi bím tóc của Hà, vui vẻ nói:

– Đừng khóc! Tóc em đẹp lắm!

Hà ngước khuôn mặt đầm đìa nước mắt lên hỏi:

– Thật không ạ?

– Thật chứ!

Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn.

3. Tan học, Tuấn đến trước mặt Hà, ngượng nghịu:

– Tớ xin lỗi. Thầy giáo đã phê bình tớ. Thầy bảo phải đối xử tốt với các bạn gái.

Phỏng theo KU-RÔ-Y-A-NA-GT (Phí Văn Gừng dịch)

Bím tóc đuôi sam: tóc tết thành dải như đuôi con sam, một loài động vật ở biển.

Tết: đan, kết hợp nhiều sợi thành dải.

Loạng choạng: đi đứng không vững.

Ngượng nghịu: (vẻ mặt, cử chỉ) không tự nhiên.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 1: Đánh dấu √ vào ô trống trước câu trả lời đúng:

a) Những ai khen bím tóc của Hà?

□ Tuấn

□ Tuấn và các bạn gái

□ Các bạn gái và thầy giáo

b) Vì sao Hà khóc?

□ Vì Tuấn chê bím tóc của Hà.

□ Vì Tuấn kéo bím tóc, làm Hà ngã.

□ Vì Tuấn xin lỗi Hà.

c) Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?

□ Thầy khen bím tóc của Hà đẹp.

□ Thầy phê bình Tuấn trêu chọc Hà.

□ Thầy bảo Tuấn phải đối xử tốt với các bạn gái.

Advertisements (Quảng cáo)

a. Những người khen bím tóc của Hà là: Các bạn gái và thầy giáo.

b. Hà khóc vì Tuấn kéo bím tóc, làm Hà ngã.

c. Thầy giáo làm cho Hà vui bằng cách khen bím tóc của Hà đẹp.

Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: Tóc Hà rất đẹp.

Tóc Hà thế nào?

Câu 3: Nối mỗi câu sau với kiểu câu tương ứng

– Câu kể: dùng để tường thuật, giới thiệu người và việc. Kết thúc bằng dấu chấm

– Câu hỏi: dùng để hỏi, kết thúc bằng dấu hỏi chấm

– Câu khen, chúc mừng: dùng để khen, chúc mừng. Kết thúc bằng dấu chấm than

– Câu yêu cầu, đề nghị: dùng để yêu cầu, đề nghị. Kết thúc bằng dấu chấm than.

Phần B

B. Viết

Câu 1: Nghe- viết: Câu chuyện bó đũa (từ “Người cha liền bảo…” đến hết.)

Câu chuyện bó đũa

Người cha liền bảo:

Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Câu 2: Viết 4- 5 câu về một bạn ở trường em.

Gợi ý:

– Ở trường, em chơi thân với bạn nào?

– Hình dáng, tính nết bạn đó thế nào?

– Em thích điều gì ở bạn?

– Tình cảm giữa bạn ấy với em như thế nào?

Ví dụ:

Mai Anh là một người bạn thân thiết ở trường của em. Bạn ấy có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn. Da Mai Anh trắng hồng. Bạn ấy rất tốt bụng và vui tính. Ở lớp, bạn ấy thường giúp đỡ các bạn trong lớp. Mỗi lần Mai Anh cười lại làm lộ ra hai lúm đồng tiền. Nhìn bạn ấy rất đáng yêu! Hằng ngày, em và Mai Anh cùng nhau đi học, cùng nhau học tập rồi lại cùng nhau về nhà. Em mong rằng chúng em sẽ luôn thân thiết với nhau như thế này.

Advertisements (Quảng cáo)