Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Hóa học 12

Bài 6.43, 6.44, 6.45, 6.46, 6.47, 6.48, 6.49 trang 61 SBT Hóa 12: Chỉ dùng nước và dung dịch HCl hãy phân biệt 4 chất rắn : Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O ?

Bài 26 Kim loại kiềm thổ và hợp chất kim loại kiềm thổ SBT Hóa lớp 12. Giải bài 6.43 – 6.49 trang 61 Sách Bài Tập Hóa lớp 12. Viết phương trình phản ứng trong sơ đồ biến hóa sau…; Chỉ dùng nước và dung dịch HCl hãy phân biệt 4 chất rắn : Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O ?

 Bài 6.43: Viết phương trình phản ứng trong sơ đồ biến hóa sau:

\(\eqalign{
& MgC{l_2}\buildrel 1 \over
\longrightarrow Mg\buildrel 2 \over
\longrightarrow MgO\buildrel 3 \over
\longrightarrow Mg{\left( {N{O_3}} \right)_2}\buildrel 4 \over
\longrightarrow MgO \cr
& \buildrel 5 \over
\longrightarrow MgC{l_2}\buildrel 6 \over
\longrightarrow Mg{\left( {OH} \right)_2}\buildrel 7 \over
\longrightarrow MgO\buildrel 8 \over
\longrightarrow MgS{O_4}\buildrel 9 \over
\longrightarrow \cr
& MgC{O_3}\buildrel {10} \over
\longrightarrow Mg{\left( {HC{O_3}} \right)_2} \cr} \)

\((1)MgC{l_2}\buildrel {dpnc} \over
\longrightarrow Mg + C{l_2}\)

(2) 2Mg + O2 → 2MgO

(3) MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O

\((4)2Mg{(N{O_3})_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow 2MgO + 4N{O_2} + {O_2}\)

(5) MgO +  2HCl → MgCl2 + H2O

(6) MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

\((7)Mg{(OH)_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow MgO + {H_2}O\)

(8) MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

(9) MgSO4 + Na2CO3 →  MgCO3 + Na2SO4

(10) MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2

Bài 6.44: Hỗn hợp X chứa K20, NH4CI, NaHC03 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư, đun nóng thu được dung dịch Y. Xác định các ion có trong dung dịch Y.

Giả sử ban đầu mỗi chất đều là a mol.

Khi cho vào nước thì chỉ có K2O tác dụng với nước

K2O + H2O → 2KOH

a        →         2a (mol)

KOH + NH4Cl → KC1 + NH3 + H2O

a        a (mol)

2KOH + 2NaHCO3 → K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O

 a                a                  0,5a       0,5a (mol)

Advertisements (Quảng cáo)

CO3 2-     +            Ba 2+   →    BaCO3

(0,5a + 0,5a)          a

Vậy cuối cùng chỉ còn K+, Na+ và Cl

Bài 6.45: Cho 8 g hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng vừa đủ với 1 lít dung địch HC1 0,5M. Xác định kim loại kiềm thổ.

Gọi kim loại kiềm thổ là X (có khối lượng mol là M), oxit của nó là XO.

X + 2HCl → XCl2 + H2   (1)

XO + 2HCl → XCl2 + H2O   (2)

Gọi x, y là số mol của kim loại kiềm thổ và oxit của nó.  Số mol HCl tham gia phản ứng (1) và (2) là 0,5 mol.

Ta có hệ pt: Mx+ (M+16y) = 8

                   2x+2y = 0,5

Giải hệ phương trình ta được :  \(x = {{M – 16} \over {64}}\)

Biết 0 < x < 0,25, ta có : 0 <\({{M – 16} \over {64}}\)< 0,25

⟹ 0 < M – 16 < 16 => 16 < M < 32 Vậy kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối bằng 24, đó là Mg.

Bài 6.46: Khi lấy 11,1 g muối clorua của một kim loại chỉ có hoá trị II và một lượng muối sunfat của kim loại đó có cùng số mol, thấy khác nhau 2,5 g. Xác định công thức hoá học của hai muối.

Advertisements (Quảng cáo)

Đặt công thức của các muối là MCl2 và MSO4.

Gọi x là số mol mỗi muối. Theo đề bài ta có .

(M + 96)x – (M + 71)x = 2,5 → x = 0,1 (mol)

Khối lượng mol của MCl2 là \({{11,1} \over {0,1}} = 111\)(g/mol)

Nguyên tử khối của M là 111- 71 = 40 => M là Ca . Công thức các muối là CaCl2 và CaSO4.

Bài 6.47: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào bình đựng 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0IM, thu được 1 g kết tủa. Xác định V

Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 1 g kết tủa thì có 2 trường hợp xảy ra.

Trường hợp 1 : Phản ứng chỉ tạo ra 1 g kết tủa :

CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3 + H2O       (1)

0,01                            \({1 \over {100}}\)=0,01 (mol)

Theo đề bài : nCa(OH)2 = 0,01.2 = 0,02 (mol). Vậy Ca(OH)2 dư.

VCO2 = 22,4.0,01 = 0,224 (lít).

Trường hợp 2 : Phản ứng tạo ra nhiều hơn 1 g kết tủa, sau đó tan bớt trong CO2 dư còn lại 1 g.

CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3+ H2O

 0,02    0,02            0,02 (mol)

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

0,01       0,01 (mol)

VCO2 = 22,4.(0,02 + 0,01) = 0,672 (lít).

Bài 6.48: Chỉ dùng nước và dung dịch HCl hãy trình bày cách nhận biết 4 chất rắn (đựng trong 4 lọ riêng biệt) : Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O.

Hoà vào nước ta được hai nhóm chất :

(1) Tan trong nước là Na2CO3 và Na2SO4. Phân biệt 2 chất này bằng dung dịch HCl. Tác dụng với dung dịch HCl là Na2CO3 (sủi bọt khí) ; không tác dụng với dung dịch HC1 là Na2SO4.

(2) Không tan trong nước là CaCO3 và CaSO4.2H2O. Dùng dung dịch HC1 để nhận ra CaCO3 (có sủi bọt khí) còn lại là CaSO4.2H2O.

Bài 6.49: Hoà tan 23,9 g hỗn hợp bột BaCO3 và MgCO3 trong nước cần 3,36 lít CO2 (đktc). Xác định khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2  (1)

MgCO3 + CO2 +H2O →Mg(HCO3)2  (2)

Số mol CO2 đã cho là : 0,15 (mol)

Đặt x và y là số mol của BaCO3 và MgCO3 ta có hệ phương trình :

x + y =0,15

197x + 84y = 23,9

→x = 0,1 và y = 0,05

mBaCO3 = 197.0,1 = 19,7 (g)

mMgCO3 = 23,9 – 19,7 = 4,2 (g).

Advertisements (Quảng cáo)