Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Hóa học 12

Bài 5.43, 5.44, 5.45, 5.46, 5.47, 5.48, 5.49, 5.50, 5.51 trang 40,41 SBT Hóa lớp 12: Hoá chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim Fe – Al ; K – Na ; Cu – Mg là gì ?

Bài 19 Hợp kim SBT Hóa lớp 12. Giải bài 5.43 – 5.51 trang 40,41. Câu 5.43 Sách Bài Tập Hóa lớp 12. Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim…; Hoá chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim Fe – Al ; K – Na ; Cu – Mg là gì ?

5.43.   Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim ?

A. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần của các đơn chất tham gia hợp kim và cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim.

B. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

C. Thép là hợp kim của Fe và C.

D. Nhìn chung hợp kim có những tính chất hoá học khác tính chất của các chất tham gia tạo thành hợp kim.

5.44.   Có 3 mẫu hợp kim : Fe – Al ; K – Na ; Cu – Mg. Hoá chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim trên là

A. dung dịch NaOH.                       B. dung dịch HCl.

C. dung dịch H2SO4.                      D. dung dịch MgCl2

5.45.   Có 3 mẫu hợp kim : Cu – Ag ; Cu – Al ; Cu – Zn. Chỉ dùng 1 dung dịch axit thông dụng và 1 dung dịch bazơ thông dụng nào sau đây để phân biệt được 3 mẫu hợp kim trên ?

A. HCl và NaOH.                          B. HNO3 và NH3.

C.H2SO4 và NaOH.                      D. H2SO4 loãng và NH3

5.46. Có 5 mẫũ kim loại : Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Thuốc thử nào tốt nhất để nhận biết được cả 5 kim loại trên ?

A. Dung dịch NaOH.                      B. Dung dịch HC1.

C. Dung dịch H2SO4 loãng.             D. Dung dịch NH3.

5.47. X là hợp kim đồng thau có chứa 60% Cu và 40% Zn. Hoà tan 32,2 gam X trong dung dịch HNO3 loãng được V lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Công thức của X và giá trị của V là

Advertisements (Quảng cáo)

A.Cu2Zn3 : 7,467.                            B. Cu3Zn2 : 74,67

C. Cu3Zn2 : 7,467.                           D. Cu2Zn3 : 74,67.

5.43

5.44

5.45

5.46

5.47

D

A

D

C

C

Bài 5.48: Giải thích vì sao hợp kim có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. So sánh khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện của hợp kim với kim loại tinh khiết trong thành phần

Hợp kim là dung dịch rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim. Hợp kim mang tính kim loại (dẫn nhiệt cao, dẫn điện, dẻo, dễ biến dạng, có ánh kim…)

Khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện của hợp kim kém hơn kim loại tinh khiết hợp thành.

Bài 5.49: Cho  3 g hợp kim Cu – Ag tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc thu được 7,34 g hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hợp kim.

Các phương trình hoá học :

Advertisements (Quảng cáo)

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)+ 2NO2 + 2H2O

x mol                    x mol

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

y mol                    y mol

Đặt x, y lần lượt là số mol Cu, Ag trong hợp kim →Số mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 cũng lần lượt là x và y.

Ta có hệ phương trình :

64x + 108y =3               → x=0,03

188x + 170y = 7,34            y = 0,01

\(\% mCu = {{64.0,03} \over 3}.100 = 64\% ;\% mAg = 100 – 64 = 36\% \)

Bài 5.50: Cho 1 g hỗn hống của Na (natri tan trong thuỷ ngân) tác dụng với nước thu đứợc dung dịch kiềm. Để trung hoà dung dịch kiềm đó cần 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính phần trăm khối lượng của natri trong hỗn hống.

2Na + 2H2O   →2NaOH + H2     (1)

NaOH + HCl  → NaCl + H2O       (2)

Từ (1) và (2) ta thấy

nNa = nNaOH= nHCl =\({{0,2.50} \over {1000}} = 0,01(mol)\)

\(\% mNa{\rm{ }} = {{23.0,01} \over 1}.100 = 2,3\% \)

Bài 5.51: Để xác định hàm lượng bạc trong một hợp kim, người ta cho 1,5 g hợp kim đó tác dụng với dưng dịch axit HNO3 đặc, dư. Xử lí dung dịch bằng axit HCl, lọc lấy kết tủa, rửa rồi sấy khô, cân được 1,194 g. Tính phần trăm khối lượng của bạc trong hợp kim.

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O        (1)

AgNO3 + HCl  → AgCl ↓+ HNO3 (2)

Theo (1) và (2) ta có :  \({n_{Ag}} = {\rm{ }}{n_{AgC1}} = {{1,194} \over {143,5}} = 0,00832(mol)\)

mAg = 0,00832.108 = 0,898 (g)

%mAg = 59,87%.

Advertisements (Quảng cáo)