Bài 5.27: Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Fe tác dụng được với các muối: CuSO4, Pb(NO3)2, AgNO3
+) Fe + CuSO4 →FeSO4+ Cu
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Fe là chất khử , CuSO4 là chất oxi hoá
+) Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb
Fe + Pb 2+ → Fe 2+ + Pb
Fe là chất khử, Pb(NO3)2 là chất oxi hóa
+) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Fe là chất khử, AgNO3 là chất oxi hóa
Nếu AgNO3 dư ta có pứ:
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Ag + + Fe2+ → Fe3+ + Ag
Bài 5.28: Khối lượng thanh kẽm thay đổi thế nào sau khi ngâm một thời gian trong các dung dịch :
a) CuCl2
b) Pb(NO3)2
c) AgNO3
d) NiSO4.
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Giả thiết các kim loại giải phóng ra đều bám hết vào thanh kẽm.
Hướng dẫn trả lời.
a) Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
65g 64g
MCu < MZn → khối lượng giảm
Advertisements (Quảng cáo)
b) Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb
65g 207g
M Zn< M Pb → khối lượng tăng
c) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
65g 2.108g
2MAg > MZn → khối lượng tăng
d) Zn + NiSO4 → ZnSO4 + Ni
65g 59g
MZn > MNi → khối lượng giảm.
Bài 5.29: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 g.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.
Giả thiết Cu giải phóng ra đều bám hết vào đinh sắt.
Hướng dẫn trả lời
a) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (2)
Advertisements (Quảng cáo)
Chất khử chất oxi hóa
b) Theo (1) cứ 1 mol CuSO4 phản ứng làm khối lượng đinh sắt tăng 8 g
x mol
\(x = {{1.0,8} \over 8} = 0,1(mol)\)
Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là :
\({{0,1.1000} \over {200}} = 0,5(M)\)
Bài 5.30: Cho 1,5 g hỗn hợp bột Al và Mg tác dụng hết với dung dịch HC1 thu được 1,68 lít H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
x \({3 \over 2}\)y (mol)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
y y (mol)
Ta có hệ phương trình : 27x + 24y = 1,5
\({{3x} \over 2} + y = {{1,68} \over {22,4}} = 0,075\)
Giải hệ phương trình rồi tính phần trăm khối lượng của từng kim loại được : %mAl= 60% ; %mMg = 40%.
Bài 5.31: Đốt cháy hết 1,08 g một kim loại hoá trị III trọng khí Cl2 thu được 5,34 g muối clorua của kim loại đó. Xác định kim loại.
2M + 3C12 → 2MCl3 (1)
Số mol Cl2 đã phản ứng là : \({{5,34 – 1,08} \over {71}} = 0,06(mol)\)
Theo (1) số mol kim loại phản ứng là : \({{0,06.2} \over 3} = 0,04(mol)\)
Khối lượng mol của kim loại là : \({{1,08} \over {0,04}} = 27(g/mol)\)
Kim loại là Al.
Bài 5.32: Cho 1,12 g bột sắt và 0,24 g bột Mg vào một bình chứa 250 ml dung dịch CuSO4 rồi khuấy kĩ cho đến khi kết thúc phản ứng. Sau phản ứng, khối lượng kim loại có trong bình là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước phản ứng.
Khối lượng kim loại tăng là : 1,88 – 1,12 – 0,24 = 0,52 (g)
Mg là kim loại mạnh hơn Fe nên Mg phản ứng trước.
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
0,01 → 0,01 (mol)
Mg phản ứng hết làm khối lượng tăng là :
64 . 0,01 – 24 . 0,01 = 0,40 (g)
Phản ứng của Fe làm khối lượng tăng thêm là : 0,52 – 0,40 = 0,12(g)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Theo (2), ta có:
1 mol CuSO4 phản ứng làm khối lượng tăng 64 – 56 = 8 (g)
x mol
\(x = {{0,12} \over 8} = 0,015(mol)\)
Số mol Fe ban đầu là \({{1,12} \over {56}} = 0,02(mol) > 0,015\)
Vậy Fe còn dư và CuSO4 hết.
Nồng đô mol của CuSO4 là : \({{(0,01 + 0,015).1000} \over {250}} = 0,1M\).