KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỀ SỐ 5
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
1.: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã?
A. Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào
B. Quá trình phiên mã bắt đầu từ chiều 3’ của mạch gốc ADN
C. Các vùng trên gene vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay
D. Các nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-U; G-X
2. Sự giống nhau giữa 2 quá trình nhân đôi và phiên mã là:
A. đều có sự xúc tác của ADN polymerase.
B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
C. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
D. trong một chu kỳ tế bào có thể thực hiện được nhiều lần.
3. Gene của sinh vật nào dưới đây vùng mã hoá không phân mảnh?
A. Ruồi giấm
B. Cừu
C. Đậu Hà lan
D. Vi khuẩn lam
4. Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
A. 3’AGU5′
B. 3’UAG5′
C. 3’UGA5′
D. 5’AUG3′
5. Trong quá trình phiên mã, ARN – polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?
A. Vùng khởi động.
B. Vùng mã hóa.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Vùng kết thúc.
D. Vùng vận hành.
6. : Giai đoạn hoạt hóa axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở ?
A. Nhân con.
B. Tế bào chất.
C. Nhân.
D. Màng nhân.
Câu 7: Thông tin di truyền trong ADN đươc hiểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
A. Nhân đôi ADN và dịch mã .
B. Nhân đôi ADN và phiên mã.
C. Phiên mã và dịch mã.
D. Nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về phân tử ARN?
A. Tất vả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới riboxom.
C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của AND.
Advertisements (Quảng cáo)
D. trên các tARN có các anticodon giống nhau.
9. Trong bảng mã di truyền, axit amin Valin được mã hóa bởi 4 bộ ba là do tính
A. Đặc trưng của mã di truyền.
B. Đặc hiệu của mã di truyền.
C. Phổ biến của mã di truyền.
D. Thoái hóa của mã di truyền.
1.0: Intron là gì?
A. Đoạn gen chứa trình tự nucleotit đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen.
B. Đoạn gen không có khả năng mã hóa các axit amin.
C. Đoạn gen mã hoá các axit amin.
D. Đoạn gen có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã.
1.1: Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:
A. Tổng hợp AND, dịch mã.
B. Tự sao, tổng hợp ARN.
C. Tổng hợp AND, mARN.
D. Tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
1.2: Đơn vị mã hóa cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là:
A. anticodon.
B. codon.
C. triplet.
D. axit amin.
1.3: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa:
A. Hai axit amin kế nhau.
B. Axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.
C. Axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
D. Hai axit amin cùng loại hay khác loại.
1.4: Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nucleotit các loại: A = 400, U = 360, G = 240, X = 480. Số lượng nucleotit từng loại của gen là
A. A = T = 380; G = X = 360.
B. A = T = 360; G = X = 380.
C. A = 180; T = 200; G = 240; X = 360.
D. A = 200; T = 180; G = 120; X = 240.
1.5: Một gen ở vi khuẩn E.coli đã tổng hợp cho một phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có tỉ lệ A : U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Số lượng nucleotit từng loại của gen trên là
A. A = T = 270; G = X = 630.
B. A = T = 630; G = X = 270.
C. A = T = 270; G = X = 627.
D. A = T = 627; G = X = 270.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
C |
B |
C |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
D |
B |
D |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
D |
B |
B |
B |
A |