Đề kiểm tra đầu năm lớp 12 môn Hóa – Sở GD Gia Lai 2019. Đề thi gồm 40 câu có đáp án chi tiết:
Câu 1: Để phân biệt ank-1-in và anken, ta có thể dùng
A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch AgNO3 trong NH3. D. dung dịch HBr.
HD. C (Chỉ có ank-1-in mới có phản ứng tráng gương).
Câu 2: Fomon được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản, dùng trong kĩ nghệ da giày do có tính sát trùng. Fomon là dung dịch nước của
A. axetanđehit. B. axit fomic. C. axit clohiđric. D. fomanđehit.
HD. D
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam metyl propionat bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối thu được là
A. 6,9 gam.
B. 8,2 gam.
C. 9,6 gam.
D. 19,2 gam.
HD. Metyl propionat = CH3CH2COOCH3 => nMetyl propionat = 0,1 mol.
Muối = CH3CH2COONa => nMuối = 0,1 mol. mMuối = 9,6 gam. Chọn C.
Câu 4: Cho 1 mol ancol X tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 1 mol H2. Công thức phân tử của X có thể là
A. CH3OH B. C2H5OH. C. C3H5(OH)3. D. C2H4(OH)2.
HD. D (ancol đơn chức chỉ tạo 0,5 mol H2, ancol 2 chức mới tạo 1 mol H2).
Câu 5: Trong điều kiện thích hợp, anđehit tác dụng với chất X tạo thành ancol bậc một. Chất X là
A. NaOH B. H2 C. AgNO3 D. Na
HD. B
Câu 6: Phân tử etilen có số liên kết xich-ma (s ) là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
HD. A (Trong liên kết đôi sẽ tồn tại chỉ 1 liên kết pi và 1 liên kết xích ma)
Câu 7: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt đội sôi tăng dần?
A. C4H9OH, CH3COOCH3, C2H5COOH.
B. C3H7OH, CH3COOH, HCOOCH3.
C. CH3COOCH3, C4H9OH, C2H5COOH.
D. CH3COOH, C3H7OH, HCOOCH3.
HD. C (Nhiệt độ sôi: este < ancol < axit do ancol, axit có liên kết hydro).
Câu 8: Thể tích dung dịch NaOH 0,1M đủ trung hòa 100 ml dung dịch axit axetic 0,2M là
A. 170ml B. 150ml C. 100ml D. 200ml
HD. naxit = 0,02 = nNaOH => VNaOH = 0,02/0,1 = 0,2 lít = 200 ml. Chọn D.
Câu 9: Tên thay thế của CH3 – CH = O là
A. metanol. B. etanol. C. metanal. D. etanal.
HD. D
Câu 10: Thành phần chính của giấm ăn là
A. C2H5OH B. CH3COOH C. HCOOH D. CH3CHO
HD. B
Câu 11: Số đồng phân của ankan có công thức phân tử C4h10 là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
HD. A
Câu 12: Benzyl axetat có mùi thơm của
A. Chuối chín B. hoa nhài C. Táo chín D. Nho chín
HD. B
Câu 13: Phenol (C6H5OH) tác dụng được với cả 2 chất nào sau đây?
A. Na, Cu. B. Na, NaOH. C. NaOH, HCl. D. HCl, CuO.
HD. B
Câu 14: Công thức tổng quát chung của dãy đồng đẳng ankin là
A. CnH2n – 2 (n ≥ 1). B. CnH2n-6 (n ≥ 6). C. CnH2n – 2 (n ≥ 2). D. CnH2n (n ≥ 2).
HD. C
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn a gam ancol etylic thu được H2O và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của a là
A. 4,60 gam. B. 6,00 gam C. 2,3 gam D. 9,2 gam
Advertisements (Quảng cáo)
HD. nCO2 = 0,2. => nancol = 0,1. mancol = 4,6 gam. Chọn A.
Câu 16: Ancol etylic tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Cu(OH)2 B. NaOH C. Na2CO3. D. Na.
HD. D
Câu 17: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng
A. Cộng B. trùng ngưng C. xà phòng hóa D. este hóa
HD. C
Câu 18: Propilen (C3H6) tác dụng với HBr thu được chất X. Công thức phân tử của X là
A. C3H5Br. B. C3H7Br. C. C2H5Br. D. C3H6Br2.
HD. B
Câu 19: Tên gọi của ankan có công thức phân tử C3H8 là
A. etan B. butan C. protan D. metan
HD. C
Câu 20: Este E được tạo thành từ etilen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử E, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thì lượng NaOH đã phản ứng là 10,0 gam. Giá trị của m là
A. 16,5 B. 17,5 C. 14,5 D. 15,5
HD. A
B. PHẦN RIÊNG: Thí sinh thuộc hệ nào thì chỉ làm phần tương ứng dưới đây
I. PHẦN DÀNH CHO HỆ GDPT:(10 câu, từ câu 21 đến câu 30)
Câu 21: Khi có enzim xúc tác, glucozơ trong dung dịch lên men tạo thành
A. CO2 và H2O. B. C2H5OH và H2O. C. C2H5OH và O2. D. C2H5OH và CO2
HD. D
Câu 22: Hợp chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng tráng bạc?
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3.
D. HCOOCH2CH3 .
HD. D (Do tạo từ gốc axit fomic).
Câu 23: Để phân biệt etanol với glixerol, ta có thể dùng
A. axit axetic. B. NaOH. C. Cu(OH)2. D. kim loại Cu
HD. C
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết rằng b – c = 4a. Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là
A. 52,6. B. 53,2. C. 42,6 D. 57,2
HD. nCO2 – nH2O = (k – 1). neste=> k = 5. nH2 = 0,3. Có 3 lk pi trong COO còn 2 lk pi trong gốc axit. nX = 0,15. BTKL: m1 + 0,3.2 = 39 => m1 = 38,4 gam.
38,4 + 0,7.40 = m2 + 0,15.92 => m2 = 52,6 gam. Chọn A.
(Trong chất rắn còn NaOH dư và muối Na tạo thành nên glixerol tính theo este).
Câu 25: Trong điều kiện thích hợp glucozơ tác dụng với chất nào sau đây tạo ra sobitol?
Advertisements (Quảng cáo)
A. H2. B. Cu(OH)2. C. H2O. D. AgNO3/NH3.
HD. A
Câu 26: Axit panmitic có công thức là
A. C15H31COOH. B. C15H29COOH. C. C17H33COOH
D. C17H35COOH.
HD. A
Câu 27: Cho 25 ml dung dịch glucozơ tác dụng với lượ ng dư AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,16 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,1M B. 0,4M C. 0,3M D. 0,2M
HD. Glucozo -> 2Ag.
0,01 <- 0,02 => CM = 0,01/0,025 = 0,4M. Chọn B.
Câu 28: Số nhóm -OH trong phân tử glucozơ (C6H12O6) là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
HD. C
Câu 29: Trong công nghiệp, phần lớn chất béo dùng để
A. sản xuất xà phòng và etanol. B. sản xuất etanol.
C. sản xuất xà phòng và glixerol. D. sản xuất etanol và glucozơ.
HD. C
Câu 30: Thủy phân hoàn toàn 32,4 gam tinh bột rồi cho toàn bộ sản phẩm tham gia phản ứng tráng bạc, thu được là 32,4 gam kim loại bạc. Hiệu suất của phản ứng tráng bạc là
A. 100,0 %. B. 75,5 %. C. 75,0 %. D. 80,0 %.
HD. C
II. PHẦN DÀNH CHO HỆ GDTX: (10 câu, từ câu 31 đến câu 40)
Câu 31: Cho CH3CHO tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0) thu được sản phẩm là
A. CH3CH2OH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. HCHO.
HD. A
Câu 32: Công thức phân tử của khí etilen là
A. C2H2 B. C2H6 C. C4H4 D. C2H4
HD. D
Câu 33: Cho axit axetic (CH3COOH) tác dụng với NaOH sản phẩm thu được là
A. HCOONa và H2. B. CH3COONa và H2. C. HCOONa và H2O. D. CH3COONa và H2O.
HD. D
Câu 34: Cho 4,48 lít khí axetilen (đktc) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau phản ứng thu được 36,0 gam kết tủa màu vàng. Hiệu suất của phản ứng là
A. 50% B. 75% C. 100% D. 80%
HD. B
Câu 35: Glixerol có công thức là
A. HCOOH B. C2H4(OH)2. C. C6H5OH. D. C3H5(OH)3.
HD. D
Câu 36: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. CH3COOCH3. B. CH2=CH-COOH. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3
HD. B
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 0,10 mol CH3COOCH3 cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là
A. 0,35 B. 0,15 C. 0,25 D. 0,45
HD. A
Câu 38: Cho 6,0 gam HCOOCH3 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 12,3 B. 6,8 C. 8,2 D. 10,2
HD. Số mol HCOOCH3 = số mol HCOONa = 0,1. m = 6,8 gam. Chọn B.
Câu 39: Hiđro hóa hoàn toàn etilen ta thu được
A. etan B. metan C.axetilen D. propan
HD. A
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn khí metan (CH4) sản phẩm thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là
A. 2:1 B. 1:2 C. 2:3 D. 3:2
HD. B