Bài 1: Hiện tượng giao thoa của hai sóng là gì ?
Bài 2: Nêu công thức xác định vị trí các cực đại giao thoa.
Bài 3 : Nêu công thức xác định vị trí các cực tiểu giao thoa.
Bài 4: Nêu điều kiện giao thoa.
Điều kiện để có hiện tượng giao thoa : Hai nguồn sóng phải là hai nguồn kết hợp, nghĩa là: hai nguồn phải dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số) và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Bài 5: Chọn câu đúng.
Hiện tượng giao thoa là hiện tượng
A. giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường.
Advertisements (Quảng cáo)
B. tổng hợp của hai dao động.
C. tạo thành các gợn lồi, lõm.
D. Hai sóng, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn tăng cường nhau, có những điểm chúng luôn triệt tiêu nhau.
Đáp án D.
Bài 6: Chọn câu đúng.
Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có
A. cùng biên độ
Advertisements (Quảng cáo)
B. cùng tần số.
C. Cùng pha ban đầu.
D. cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Đáp án D.
Bài 7: Trong thí nghiệm ở hình 8.1, tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s, cần rung có tần số 40Hz. Tính khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng S1S2 .
.
Giả sử hai điểm M1 và M2 trên đoạn S1S2 là hai điểm cực đại gần nhau nhất (hình 8.2)
Điểm M1 : S2M1 – S1M1 = kλ (1)
Điểm M2 : S2M2 – S1M2 = kλ (2)
Lấy (2) trừ từng vế cho (1) ta được
2M1M2 = λ => 2M1M2 = λ/2
Mà có \(\lambda =\frac{v}{f}=\frac{0,5}{40}=0,0125m = 1,25cm\)
=> M1M2 = 0,625cm.
* Khoảng cách giữa hai điểm cực đại cạnh nhau trên đoạn S1S2 bằng nửa bước sóng.
Bài 8: rong thí nghiệm ở hình 8.1, khoảng cách giữa hai điểm S1 và S2 là d = 11cm. Cho cần rung, ta thấy điểm S1, S2 gần như đứng yên và giữa chúng còn 10 điểm đứng yên không dao động. Biết tần số cần rung là 26 Hz, hãy tính tốc độ truyền sóng.
Chứng minh tương tự Bài 7, ta được :
Khoảng cách giữa hai điểm đứng yên cạnh nhau trên đoạn S1S2 là \(\frac{\lambda }{2}\) . Trên đoạn S1S2 có 12 điểm đứng yên (tính cả hai điểm S1, S2), tức là có 11 khoảng \(\frac{\lambda }{2}\). Do đó :
S1S2 = \(11.\frac{\lambda }{2}\) => λ = 2cm.
Vậy v = λ.f = 2.26 = 52cm/s.