Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Sinh học 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 49 SGK Sinh học 12 Nâng cao – Giải thích cơ sở tế bào học của định luật phân li độc lập.

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 49 SGK Sinh học 12 Nâng cao. Vì sao Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập với nhau? Phát biểu quy luật phân li độc lập; Giải thích cơ sở tế bào học của định luật phân li độc lập.

Câu 1: Vì sao Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập với nhau? Phát biểu quy luật phân li độc lập.

Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập với nhau vì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

Khi lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai (hoặc nhiều) cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

Từ những phân tích và giải thích kết quả thí nghiệm Menđen đã rút ra quy luật phân li độc lập được hiểu theo thuật ngữ khoa học là “Các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử ”.


Câu 2: Giải thích cơ sở tế bào học của định luật phân li độc lập. Vì sao F1 (AaBb) qua giảm phân tạo được 4 loại giao tử và F2 có 9 kiểu gen?

Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng và sự tổ hợp tự do của các NST không tương đồng trong quá trình giảm phân của F1 đã đưa đến sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng.


Câu 3: Khi lai thuận và nghịch hai giống chuột côbay thuần chủng lông đen, dài và lông trắng, ngắn với nhau đều được F1 toàn chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F1 giao phối với nhau sinh ra chuột F2 gồm 27 con lông đen, ngắn; 10 con lông đen, dài; 8 con lông trắng, ngắn; 4 con lông trắng, dài.

a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b) Để sinh ra chuột F3 có tỉ lệ 1 con lông đen, ngắn: 1 con lông đen, dài: 1 con lông trắng, ngắn: 1 con lông trắng, dài thì cặp lai chuột F2 phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

Quy ước: gen A – lông đen; a – lông trắng, gen B – lông ngắn; b – lông dài

Advertisements (Quảng cáo)

a) P :              lông đen, dài       X      lông trắng, ngắn

                             AAbb           X            aaBB

Giao tử P:                 Ab            ;              aB

F1            :              AaBb           X             AaBb

Giao tử F1 : AB, Ab, aB, ab     ;     AB, Ab, aB, ab

F2 :

Advertisements (Quảng cáo)

                                              ♂                ♀

 AB

Ab

aB

ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

b) Để sinh ra chuột F3 có tỉ lệ 1 con lông đen, ngắn: 1 con lông đen, dài: 1 con lông trắng, ngắn: 1 con lông trắng, dài thì cặp lai chuột F2 phải có kiểu gen và kiểu hình:

        F2:   AaBb    X     aabb

hoặc F2:   Aabb    X     aaBb


Câu 4: Ở ngô, kiểu gen AA quy định hạt màu xanh, Aa – màu tím, aa – màu vàng; gen B quy định hạt trơn át hoàn toàn gen b quy định hạt nhăn. Các gen quy định màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau.

Cho hai dòng ngô thuần chủng hạt xanh, trơn và hạt vàng, nhăn giao phấn với nhau được F1. Sau đó, cho F1 giao phấn với nhau được F2 có kết quả như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?

P  :                 AABB     X      aabb

F1:                  AaBb     X      AaBb

F2

                ♂         ♀

 AB

Ab

aB

ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

F2: 6 hạt tím, trơn: 3 hạt xanh, trơn: 3 hạt vàng, trơn: 2 hạt tím, nhăn: 1 hạt xanh, nhăn: 1 hạt vàng, nhăn


Câu 5: Chọn phương án trả lời đúng. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì

A. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn.

B. F2 có 4 kiểu hình.

C. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.

D. tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

Đáp án D

Advertisements (Quảng cáo)