Bài 1: Cho bảng tóm tắt các thí nghiệm lai của Menđen ở đậu Hà Lan :
Thí nghiệm |
Kiểu hình ở P |
Kiểu hình F1 100% |
Phân li ở F2 |
||
1 |
Hoa màu tím |
Hoa màu trắng |
Hoa màu tím |
705 hoa màu tím |
224 họa màu trắng |
2 |
Hoa mọc ở nách lá |
Hoa mọc ở đầu cành |
Hoa mọc ở nách lá |
651 hoa mọc ở nách lá |
207 hoa mọc ở đầu cành |
3 |
Hạt màu xanh lục |
Hạt màu vàng |
Hạt màu vàng |
6022 hạt màu vàng |
2001 hạt màu xanh lục |
4 |
Vỏ hạt trơn |
Vỏ hạt nhăn |
Vỏ hạt trơn |
5474 vỏ hạt trơn |
1850 vỏ hạt nhăn |
5 |
Quả có ngấn |
Quả không có ngấn |
Quả không có ngấn |
882 quả không có ngấn |
299 quả có ngấn |
6 |
Quả màu vàng |
Quả màu xanh |
Quả màu xanh |
428 quả màu xanh |
152 quả màu vàng |
7 |
Thân cao |
Thân thấp |
Thân cao |
787 thân cao |
277 thân thấp |
a) Xác định tính trạng trội và lặn trong mỗi cặp tính trạng tương phản.
b) Xác định tỉ lệ kiểu hình trội/lặn ở F2.
c) Nếu chỉ căn cứ kiểu hình ở thế hệ Fị để xác định quan hệ trội – lặn giữa các tính trạng trong cặp tính trạng tương phản thì đúng hay sai ?
a) Xác định tính trạng trội hay lặn trong mỗi cặp tính trạng tương phản :
Dựa vào kiểu hình F1 và tỉ lệ kiểu hình F2 ta có thể xác định được tính trạng hoa màu tím, hoa mọc ở nách lá, hạt màu vàng, vỏ hạt trơn, quả không ngấn, quả màu xanh, thân cao là các tính trạng trội, còn các tính trạng tương ứng là hoa màu trắng, hoa mọc ở đầu cành, hạt màu xanh lục, vỏ hạt nhăn, quả có ngấn, quả màu vàng và thân thấp là những tính trạng lặn.
b) Cho các cây lai F1 tự thụ phấn thì xuất hiện tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội/1 lặn ở F2 là :
Thí nghiệm |
Tính trội |
Tính lặn |
Phân li ở F2 |
Tỉ lệ trội/lặn |
|||
1 |
Hoa màu tím |
Hoa màu trắng |
Hoa màu tím |
705 |
Hoa màu trắng |
224 |
3,15/1 |
2 |
Hoa mọc ở nách lá |
Hoa mọc ở đầu cành |
Hoa mọc ở nách lá |
651 |
Hoa mọc ở đầu cành |
207 |
3,14/1 |
3 |
Hạt màu vàng |
Hạt màu xanh lục |
Hạt màu vàng |
6022 |
Hạt màu xanh |
2001 |
3,01/1 |
4 |
Vỏ hạt trơn |
Vỏ hạt nhăn |
Vỏ hạt trơn |
5474 |
Vỏ hạt nhăn |
1850 |
2,96/1 |
5 |
Quả không có ngấn |
Quả có ngấn |
Quả không có ngấn |
882 |
Quả có ngấn |
299 |
2,95/1 |
6 |
Quả màu xanh |
Quả màu vàng |
Quả màu xanh |
428 |
Quả màu vàng |
152 |
2,82/1 |
7 |
Thân cao |
Thân thấp |
Thân cao |
787 |
Thân thấp |
277 |
2,84/1 |
c) Nếu chỉ căn cứ kiểu hình ở thế hệ Fị thì chưa đủ đế xác định quan hệ trội – lặn. Quan hệ trội – lặn còn phải dựa trên tỉ lệ phân li ở F2 vì F1 có thể do tương tác gen không alen vẫn có trường hợp biểu hiện kiểu hình cùa một bên bố hoặc mẹ.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 2: Ở cà chua, alen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a tương ứng quy định quả màu vàng.
a) Đem lai 2 thứ cà chua thuần chủng quả vàne và quả đỏ, đời con có kiểu gen và kiểu hình như thế nào ?
b) Trong một thí nghiệm lai hai thứ cà chua quả đỏ với nhau, thế hệ con lai xuất hiện một số cây có quả vàng thì kiểu gen của các cây quả đỏ đem lai như thế nào ?
c) Cho thụ phấn ngẫu nhiên giữa các cây đều có quả màu đỏ thì có những trường hợp nào xảy ra ? Xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lộ kiểu hình ở đời con trong mỗi trường hợp.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Thế hệ P cà chua quả vàng có kiểu gen aa cho 1 loại giao tử a. .
Cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA cho 1 loại giao tử A.
Thế hộ con lai F| có 100% kiểu gen Aa ; 100% kiểu hình quả đỏ.
b) Lai cây quả đỏ với cây quả đỏ, thế hệ con xuất hiện quả vàngắ Quả vàng là tính trạng lặn nên phải có kiểu gen đồng hợp lặn aa. Các cá thể ở p có kiểu hình quả đỏ phải có một gen lặn a.
Suy ra, kiểu gen của các cá thể quả đỏ đem lai đều là dị hợp Aa.
c) Cho giao phối quả đỏ x quả đỏ có các phép lai sau
STT |
Kiểu gen thế hệ P |
Kiểu gen F1 |
Kiểu hình F1 |
1 |
AA x AA |
100% AA |
100% quả đỏ |
2 |
AA x Aa |
50% AA : 50% Aa |
100% quả đỏ |
3 |
Aa x Aa |
25% AA : 50% Aa : 25% aa |
75% quả đỏ : 25% quả vàng |
Bài 3: Trên một đôi NST thường ở ruồi giấm, có 1 cặp gen alen gồm : alen B quy định cánh bình thường trội hoàn toàn so với alen b đột biến cho kiểu hình cánh ngắn.
a) Thí nghiệm 1 : Cho giao phối giữa một con ruồi giấm 9 cánh bình thường với một con ruồi giấm ♂ cánh ngắn thu được thế hệ lai Fị đồng loạt cánh bình thường. Cho các cá thể Fị giao phối ngẫu nhiên để thu được các cá thể thế hệ F2 với số lượng lớn. Dự đoán tỉ lệ phân li về kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2 như thế nào ?
b) Thí nghiêm 2 : Cho giao phối giữa một con ruồi giấm ♂ cánh bình thường
với một con ruồi giấm ♀ cánh ngắn thu được thế hệ lai Fị có 50% cánh bình
thường : 50% cánh ngắn. Khi cho các cá thể F1 ♀ cánh bình thường và ♂ cánh ngắn giao phối có thu được các cá thể thế hệ F2 đồng loạt cánh bình thường hay không ? Tại sao ?
a) Thế hệ F1 đồng loạt cánh bình thường chứng tỏ thế hệ p thuần chủng
có kiểu gen BB x bb -> F1 100% Bb về kiểu gen và 100% cánh bình thường về kiểu hình.
Cho giao phối các cá thể F] với nhau (Bb X Bb) —> F2 phân li về kiểu gen theo tỉ lệ 25% BB : 50% Bb : 25% bb và về kiểu hình là 75% cánh bình thường : 25% cánh ngắn.
b) Thế hệ F1 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1. Đây là kết quả của phép lai phân tích -> cá thể có kiểu hình trội là thể dị hợp Bb.
Ta có phép lai Bb X bb –> 50% Bb : 50% bb.
Vì các cá thể F1 cánh bình thường không thuần chủng nên thế hệ lai thu được sẽ không có tỉ lệ kiểu hình 100% cánh bình thường như ở thí nghiệm 1.