Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Sinh học 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 58 SGK Sinh học 12 Nâng cao – Giải thích cơ sở tế bào học của hoán vị gen.

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 58 SGK Sinh học 12 Nâng cao.  Giải thích kết quả thí nghiệm của Moocgan, từ đó có những nhận xét gì về sự di truyền liên kết hoàn toàn; Giải thích cơ sở tế bào học của hoán vị gen.

Câu 1: Giải thích kết quả thí nghiệm của Moocgan, từ đó có những nhận xét gì về sự di truyền liên kết hoàn toàn.

*    Kết quả thí nghiệm của Moocgan:

– Thân xám luôn đi kèm với cánh dài, thân đen luôn đi kèm với cánh cụt. Như vậy, màu sắc thân và hình dạng cánh di truyền liên kết với nhau.

– Trong phát sinh giao tử đực, gen B và V liên kết hoàn toàn, gen b và v cũng vậy.

– Các gen nằm trên một NST cùng phân li và tổ hợp với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh đưa đến sự di truyền đồng thời của nhóm tính trạng do chúng quy định.

Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.

* Nhận xét:

Các gen nằm trên một NST phân li cùng với nhau và làm thành một nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.

Sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, đã tổ hợp lại các gen không alen trên NST, do đó làm xuất hiện biến dị tổ hợp. Tần số hoán vị gen được xác định bằng tỉ lệ % các giao tử mang gen hoán vị. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST theo tương quan thuận.

Liên kết gen hoàn toàn đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng quý. Hoán vị gen làm tăng số biến dị tổ hợp, tạo ra nhóm gen liên kết quý, là cơ sở để lập bản đồ di truyền.


Câu 2: Giải thích cơ sở tế bào học của hoán vị gen. Vì sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50%?

Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% vì:

–      Các gen trong nhóm liên kết có khuynh hướng liên kết là chủ yếu.

–      Sự trao đổi chéo thường diễn ra giữa 2 trong 4 crômatit của cặp NST tương đồng.

Advertisements (Quảng cáo)

–      Không phải mọi tế bào sinh dục khi giảm phân đều diễn ra trao đổi chéo để tạo rạ tái tổ hợp gen.


Câu 3: Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết.

Di truyền liên kết hoàn toàn hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp nhưng lại đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST, nhờ đó trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

Di truyền liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen) làm tăng số biến dị tổ hợp. Nhờ hoán vị gen mà những gen quý trên các NST tương đồng có dịp tổ hợp với nhau làm thành nhóm gen liên kết mới. Điều này rất có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. Thông qua việc xác định tần số hoán vị gen người ta lập bản đồ di truyền. Điều đó không chỉ có giá trị lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn như có thể giảm bớt thời gian chọn đôi giao phối một cách mò mẫm, do đó nhà tạo giống rút ngắn được thời gian tạo giống.


Câu 4: Khi lai thuận và nghịch hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, có tua cuốn và hạt nhăn, không có tua cuốn với nhau đều được F1 toàn hạt trơn có tua cuốn. Sau đó cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ 3 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn không có tua cuốn.

a)    Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b)    Để thế hệ sau có tỉ lệ 1 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, không có tua cuốn thì bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng nêu trên

Quy ước: Gen A – hạt trơn; a – hạt nhăn. Gen B – Có tua cuốn, b – không có tua cuốn

Advertisements (Quảng cáo)

a) P    :           AB//AB           X             ab//ab

    F1   :          AB// ab           X              AB//ab

    F2   :           1AB//AB : 2 AB//ab : 1 ab//ab .

         (3 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, không có tua cuốn)

b)    P :          Ab//ab          X         aB//ab

       F1: 1 Ab//aB :  1 Ab//ab : 1 ab//aB : 1 aa//ab

(1 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn)


Câu 5: Cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt giao phối với nhau được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Sau đó, cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 0,705 thân xám, cánh dài ; 0,205 thân đen, cánh cụt; 0,045 thân xám, cánh cụt; 0,045 thân đen, cánh dài.

a)    Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b)    Cho con đực thân đen, cánh cụt và con cái thân xám, cánh dài ở F2 giao phối với nhau thì kết quả ở F3 sẽ thế nào để xác định được con cái F2 dị hợp tử về 2 cặp gen?

B – thân xám, b – thân đen ; V – cánh dài, v – cánh cụt;

a) P  :        BV//BV         X         bv//bv

    F1:         BV//bv         X         BV//bv

Tiếp tục viết  sơ đồ lai cho đến F2

b) F3: 0,41 thân xám, cánh dài; 0,41 thân đen, cánh cụt; 0,09 thân xám, cánh cụt; 0,09 thân đen, cánh đài.

Hoặc F3: 0,41 thân xám, cánh cụt; 0,41 thân đen, cánh dài; 0,09 thân xám, cánh dài; 0,09 thân đen, cánh cụt.


Câu 6: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống?

A. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.

B. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế

C. Rút ngắn thời gian chọn cặp giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống.

D. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.

Đáp án C

Advertisements (Quảng cáo)