Bài 1: Khi điện phân \(MgC{l_2}\) nóng chảy.
A. Ở cực dương, ion \(M{g^{2 + }}\) bị oxi hóa
B. Ở cực âm, ion \(M{g^{2 + }}\) bị khử
C. Ở cực dương, nguyên tử \(Mg\) bị oxi hóa
D. Ở cực âm, nguyên tử \(Mg\) bị khử.
Chọn B.
Khi điện phân \(MgC{l_2}\) nóng chảy:
\(MgC{l_2} \to M{g^{2 + }} + 2C{l^ – }.\)
Cực âm: \(M{g^{2 + }}\)
\(M{g^{2 + }} + 2e \to M{g^0}.\)
Cực dương: \(Cl^-\)
\(2C{l^ – } – 2e \to Cl_2^0.\)
Vậy: Ở cực âm, ion \(M{g^{2 + }}\) bị khử thành \(Mg\).
Bài 2: Điện phân một muối kim loại M nóng chảy với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 2 giờ, người ta thu được ở catot 0,373 mol kim loại M. Số oxi hóa của kim loại M trong muối là:
Advertisements (Quảng cáo)
A. +1
B. +2
C. +3
D. +4
Chọn B. Ta có:
\({M^{n + }} + n.e \to {M^0}.\)
\(0,373n \leftarrow 0,373\)
\({n_e} = {{I.t} \over {96500}} \Leftrightarrow 0,373n = {{I.t} \over {96500}} \Leftrightarrow n = {{10.2.3600} \over {96500.0,373}} = 2\)
Advertisements (Quảng cáo)
Vậy số oxi hóa của kim loại \(M\) là \(+2\).
Bài 3: \(1,24\,g\) gam \(N{a_2}O\) tác dụng với nước, được \(100\) ml dung dịch. Nồng độ mol của chất trong dung dịch là:
A. 0,04M
B. 0,02M
C. 0,4M
D. 0,2M
Chọn C. Ta có:
\(\eqalign{
& {n_{N{a_2}O}} = {{1,24} \over {62}} = 0,02(mol) \cr
& N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH \cr} \)
\(0,02 \;\;\;\;\;\; \;\;\;\;\;\;\;\;\to 0,04\)
\( \Rightarrow {CM_{{{NaOH}}}} = {{0,04} \over {0,1}} = 0,4M\)
Bài 4: Trong mỗi trường hợp sau đây, hãy dẫn ra một phương trình hóa học của phản ứng để minh họa:
a) Nguyên tử \(Mg\) bị oxi hóa.
b) Ion \(M{g^{2 + }}\) bị khử.
c) Ion magie có số oxi hóa không thay đổi.
a) Nguyên tử \(Mg\) bị oxi hóa:
\(\mathop {Mg}\limits^0 + C{l_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \mathop {MgC{l_2}}\limits^{ + 2} \)
b) Ion \(M{g^{2 + }}\) bị khử:
\(\mathop {Mg}\limits^{ + 2} C{l_2}\buildrel {dpnc} \over
\longrightarrow \mathop {Mg}\limits^0 + C{l_2}\)
c) Ion magie có số oxi hóa không thay đổi:
\(2\mathop {Mg}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow 2\mathop {Mg}\limits^{ + 2} O + 4N{O_2} + {O_2}\)