Bài 1: So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có
A. Bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn
B. Bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn
C. Bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn
D. Bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn
Chọn B
Bài 2: Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân \(MgC{l_2}\) nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot (cực âm)?
\(\eqalign{
& A.Mg \to M{g^ + } + 2e \cr
& B.M{g^{2 + }} + 2e \to Mg \cr
& C.2C{l^ – } \to C{l_2} + 2e \cr
& D.C{l_2} + 2e \to 2C{l^ – } \cr
& \cr} \)
Chọn B
Bài 3: Các đại lượng hoặc tính chất sau đây của các kim loại kiềm thổ biến đổi như thế nào khi điện tích hạt nhân nguyên tử của chúng tăng dần ?
a) Bán kính nguyên tử
b) Năng lượng ion hóa
c) Thế cực chuẩn E0
d) Tính khử.
Advertisements (Quảng cáo)
Đối với mỗi tính chất, hãy giải thích vì sao có sự biến đổi như vậy.
Trong cùng một phân nhóm chính nhóm II, điện tích hạt nhân tăng, số lớp electron tăng, lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm nên:
a) Bán kính nguyên tử tăng dần
b) Năng lượng ion hóa giảm dần
c) Thế điện cực giảm dần
d) Tính khử tăng dần.
Bài 4: Nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có những nguyên tố \(Ba, Be, Ca, Mg, Sr\).
a) Hãy viết các cặp oxi hóa – khử của những nguyên tố này và sắp xếp chúng theo chiều thế điện cực chuẩn tăng dần.
b) Viết cầu hình electron nguyên tử đầy đủ của 2 nguyên tố tùy chọn.
Advertisements (Quảng cáo)
c) Vì sao các kim loại kiềm thổ có số oxi hóa là \(+2\) mà không phải là \(+1\) hoặc \(+3\)?
\(a){{B{a^ + }} \over {Ba}};{{S{r^ + }} \over {Sr}};{{C{a^{2 + }}} \over {Ca}};{{M{g^ + }} \over {Mg}};{{B{e^ + }} \over {Be}}.\)
b) Cấu hình \(e\) của \(Mg\; (Z=12)\): \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}\)
Cấu hình \(e\) của \(Ca \;(Z=20)\): \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^2}\).
c) Các nguyên tử của các kim loại kiềm thổ có 2e lớp ngoài cùng. Để đạt được cơ cấu bền vững của khí hiếm gần nhất, các nguyên tử này nhường 2e trở thành ion dương duy nhất \({M^{2 + }}\)
Bài 5: Năng lượng ion hóa và thế điện cực chuẩn của các kim loại kiềm thổ liên quan như thế nào đến tính khử của kim loại này?
– Năng lượng ion hóa ảnh hưởng đến tính khử của nguyên tử kim loại kiềm thổ.
Năng lượng ion hóa của kim loại kiềm thổ nhỏ nên tính khử mạnh.
– Thế điện cực chuẩn \(E_{{M^{2 + }}/M}^0\)ảnh hưởng đến tính khử của nguyên tử kim loại kiềm thổ.
\(E_{{M^{2 + }}/M}^0\) của kim loại kiềm thổ có giá trị nhỏ nên kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.
Bài 6: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các kim loại kiềm thổ?
A. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của năng lượng ion hóa
B. Tính khử của kim loại tăng theo chiều giảm của năng lượng ion hóa
C. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của thế điện cực chuẩn
D. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện.
Chọn B.
Bài 7: Cho \(10\) gam một kim loại kiềm thổ tác dụng với nước, thu được \(6,11\) lít khí \(H_2\) (250C và 1 atm). Hãy xác định tên của kim loại kiềm thổ đã dùng.
Gọi tên kim loại kiềm thổ đó là \(X\)
Ta có:
\(\eqalign{
& {n_{{H_2}}} = {{PV} \over {RT}} = {{1.6,11} \over {{{22,4} \over {273}}(273 + 25)}} = 0,25mol. \cr
& \;\;X + 2{H_2}O \to X{(OH)_2} + {H_2}. \cr
& 0,25 \leftarrow \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;0,25 \cr
& \Rightarrow 0,25.M_X = 10 \Rightarrow M_X = 40. \cr} \)
Vậy \(X\) là \(Ca\).