Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Hóa 12 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 131 Hoá học 12 Nâng cao: Sự điện phân

 Bài 22 Sự điện phân. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 131 SGK Hoá học lớp 12 Nâng cao.  Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân; Những bán phản ứng nào sau đây xảy ra ở catot trong quá trình điện phân dung dịch

Bài 1 SGK: Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân \(MgC{l_2}\) nóng chảy ?

A. Sự oxi hoá ion \(M{g^{2 + }}\)

B. Sự khử ion \(M{g^{2 + }}\)

C. Sự oxi hoá ion \(C{l^ – }\)

D. Sự khử ion \(C{l^ – }\).

Chọn B.

Bài 2 SGK: Trong quá trình điện phân \(KBr\) nóng chảy, phản ứng nào xảy ra ở điện cực dương ( anot)?

A.Ion \(B{r^ – }\) bị khử

B.Ion \(B{r^ – }\) bị oxi hoá

C.Ion \({K^ + }\) bị oxi hoá

D.Ion \({K^ + }\) bị khử.

Giải : Chọn B.

Bài 3 SGK: Những bán phản ứng nào sau đây xảy ra ở catot trong quá trình điện phân dung dịch \(CuB{r_2}\)?

\(\eqalign{
& a.C{u^{2 + }}({\rm{dd}}) + 2e \to Cu(r) \cr
& b.Cu(r) \to C{u^{2 + }}({\rm{dd}}) + 2e \cr
& c.2{H_2}O + 2e \to {H_2} + 2O{H^ – }({\rm{dd}}) \cr
& d.2{H_2}O \to {O_2} + 4{H^ + } + 4e \cr
& e.2B{r^ – }({\rm{dd}}) \to B{r_2}({\rm{dd}}) + 2e \cr} \)

Phương trình a và c.

Bài 4 SGK: Hãy giải thích:

Advertisements (Quảng cáo)

a. Khi điện phân \(KCl\) nóng chảy và khi điện phân dung dịch \(KCl\) thì sản phẩm thu được là khác nhau.

b. Khi điện phân dung dịch \(KN{O_3}\), dung dịch \({H_2}S{O_4}\) thì sản phẩm thu được là giống nhau.

a, Ở catot xảy ra sự khử những chất khác nhau, do đó phương trình điện phân khác nhau.

– Điện phân nóng chảy \(KCl\):

\(2KCl\buildrel {dpnc} \over
\longrightarrow 2K + C{l_2} \uparrow .\)

– Điện phân dung dịch \(KCl\):

  Ở catot: \(2{H_2}O + 2e \to {H_2} + 2O{H^ – }.\)

  Ở anot: \(2C{l^ – } – 2e \to C{l_{2.}}\)

\(2KCl + 2{H_2}O\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
\limits_{mn}^{dp{\rm{dd}}}} 2KOH + {H_2} + C{l_2}.\)

b. Ở catot ion \({H^ + }\) hoặc phân tử \({H_2}O\) bị khử, giải phóng \({H_2}\). Ở anot \({H_2}O\) bị oxi hoá, giải phóng \({O_2}\)

Advertisements (Quảng cáo)

– Điện phân dung dịch \(KN{O_3}\)

 Ở catot: \(2{H_2}O + 2e \to {H_2} + 2O{H^ – }.\)

 Ở anot: \(2{H_2}O – 4e \to 4{H^ + } + {O_2}.\)

\(2{H_2}O\buildrel {dp{\rm{dd}}KN{O_3}} \over
\longrightarrow 2{H_2} + {O_2}\)

– Điện phân dung dịch \({H_2}S{O_4}:\)

  Ở catot: \(2{H^ + } + 2e \to {H_2}\)

  Ở anot: \(2{H_2}O – 4e \to 4{H^ + } + {O_2}.\)

\(2{H_2}O\buildrel {dp{\rm{dd}}{H_2}S{O_4}} \over
\longrightarrow 2{H_2} + {O_2}\)

Bài 5 SGK: Điện phân một dung dịch chứa anion \(N{O_3}^ – \) và các cation kim loại có cùng nồng độ mol: \(C{u^{2 + }},A{g^ + },P{b^{2 + }}.\) Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của những ion kim loại này trên bề mặt catot. Giải thích.

Ta có tính oxi hoá của \(A{g^ + } > C{u^{2 + }} > P{b^{2 + }}\) nên sự khử xảy ra theo thứ tự \(A{g^ + },C{u^{2 + }},P{b^{2 + }}.\)

Bài 6 SGK: Sau một thời gian điện phân \(200\) ml dung dịch \(CuS{O_4}\) với điện cực graphit, khối lượng dung dịch giảm \(8\) gam. Để làm kết tủa hết ion \(C{u^{2 + }}\) còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng \(100\) ml dung dịch \({H_2}S\) \(0,5\,M\).

Hãy xác định nồng độ mol và nồng độ phần  trăm của dung dịch \(CuS{O_4}\) trước điện phân. Biết dung dịch \(CuS{O_4}\) ban đầu có khối lượng riêng là \(1,25\;g/ml\).

\({n_{{H_2}S}} = 0,1.0,5 = 0,05\,\,(mol)\)

Gọi số mol \(CuS{O_4}\) điện phân là \(x\,mol\)

\(2CuS{O_4} + 2{H_2}O\buildrel {dp{\rm{dd}}} \over
\longrightarrow 2Cu + {O_2} \uparrow + 2{H_2}S{O_4}.\)

\(x\)            \(\buildrel {} \over
\longrightarrow \)  \(x\)                       \( \to \) \({x \over 2}\)

\(CuS{O_4} + {H_2}S\buildrel {} \over
\longrightarrow CuS \downarrow + {H_2}S{O_4}.\)

 \(0,05\)     \( \leftarrow \)  \(005\)

Khối lượng dung dịch giảm do khối lượng \(Cu\) kết tủa và \({O_2}\) bay lên

Ta có: \(64x + 32.{x \over 2} = 8 \Rightarrow x = 0,1mol \)

\( \Rightarrow {n_{CuS{O_4}}} = 0,1 + 0,05 = 0,15(mol) \)

\( {m_{{\rm{dd}}CuS{O_4}}} = 200.1,25 = 250\left( g \right) \)

Nồng độ phần trăm của \(CuS{O_4}\) là:

\( C{\% _{CuS{O_4}}} = {{0,15.160} \over {250}} = 9,6\% \)

Nồng độ mol của \(CuS{O_4}\) là:

\({CM_{{{CuS{O_4}}}}} = {{0,15} \over {0,2}} = 0,75M\)

Advertisements (Quảng cáo)