Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Vật Lý 11

Bài 34.1, 34.2, 34.3, 34.4 trang 91, 92 SBT Vật lý 11: Vật kính của kính thiên văn là một thấu kính hội tụ có đặc điểm gì ?

Bài 34 Kính thiên văn Sách bài tập Vật lý 11. Giải bài 34.1, 34.2, 34.3, 34.4 trang 91, 92. Câu 34.1: Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để có một phát biểu đầy đủ và đúng…;  Vật kính của kính thiên văn là một thấu kính hội tụ có đặc điểm gì ?

Bài 34.1: Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để có một phát biểu đầy đủ và đúng.

1. Vật kính của kính thiên văn là một thấu kính hội tụ có

2. Khi điều chỉnh kính thiên văn ta chỉ cần xê dịch

3. Khi ngắm chừng kính thiên văn ở vô cực thì số bội giác không phụ thuộc

4. Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực

a) thị kính để ảnh sau cùng hiện ra trong khoảng nhìn rõ của mắt.

b) vị trí của mắt đặt sau thị kính.

c) tiêu cự rất lớn (có thể tới hàng chục mét).

d) tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính

e) tiêu cự nhỏ (vài xentimét)

1 –  c; 2 – a; 3 – b; 4 – d

Bài 34.2: Chọn trả lời đúng về cỡ độ lớn của tiêu cự và độ tụ của vật kính, thị kính đối với kính hiển vi và kính thiên văn nêu trong bảng dưới đây

Kính hiến vi

Kính thiên văn

Vật kính

Thị kính

Vật kính

Thị kính

A.

xentimét

milimét

trăm điôp

chục điôp

B.

milimét

xentimét

< 1 điôp

chục điôp

C.

xentimét

xentimét

chục điôp

trăm điôp

D.

milimét

mét

điôp

trăm điôp

Đáp án B

Advertisements (Quảng cáo)

34.3. Khi một người có mắt không bị tật quan sát kính thiên văn ở trạng thái không điều tiết thì có thể kết luận gì về  độ dài l của kính và số bội giác G ?

A.   \(l = {f_1} – {f_2};{G_\infty } = {{{f_1}} \over {{f_2}}}\)

B. \(l = {f_1} – {f_2};{G_\infty } = {{{f_2}} \over {{f_1}}}\)

C. \(l = {f_1} + {f_2};{G_\infty } = {{{f_2}} \over {{f_1}}}\)

Advertisements (Quảng cáo)

D. \(l = {f_1} + {f_2};{G_\infty } = {{{f_1}} \over {{f_2}}}\)

Đáp án D

34.4. Một người có khoảng cực cận Đ quan sát ảnh của một thiên thể bằng cách ngắm chừng ở cực cận. Số bội giác của kính có biểu thức nào (mắt sát thị kính)?

A.  \({{{f_1}} \over {{f_2}}}\)             B.   \({D \over {{f_1} + {f_2}}}\)                C.  \({{{k_2}{f_1}} \over D}\)

D. Khác A, B, C

Đáp án C

Advertisements (Quảng cáo)