Bài 7: Hình vẽ dưới đây mô tả hệ thần kinh dạng chuỗi hạch ở một số động vật. Em hãy ghi chú thích cho từng hình và giải thích tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch chỉ có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích ?
– Hệ thần kinh dạng hạch của các động vật trên đều có cấu tạo như sau: phần đầu có não nối với các hạch, nằm dọc theo chiều dài của cơ thể. Từ các hạch đó sẽ có các dây thần kinh tỏa ra liên hệ với các bộ phận của cơ thể.
– Hình A: giun dẹp;hình B: đỉa; hình C côn trùng.
– Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch chỉ có thể trả lời các kích thích cục bộ khi bị kích thích vì mỗi hạch thần kinh là một vùng điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể.
Bài 8: Hãy nêu một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng…).
Advertisements (Quảng cáo)
Con người huấn luyện động vật vào các mục đích khác nhau: Giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng.
– Dạy thú (hổ, voi, khí, cá sấu, cá heo, trăn, chó,…) làm xiếc.
– Dùng thú để săn mồi (chó, chim ưng,..), để chăn gia súc (chó,..), dùng chó để phát hiện ma túy và bắt tội phạm.
– Sử dụng một số tập tính của gia súc trong chăn nuôi : nghe tiếng kẻng, trâu bò trở về chuồng.
Advertisements (Quảng cáo)
– Làm bù nhìn ở ruộng để đuổi chim chóc phá hoại cây trồng.
Bài 9: Hình vẽ sau đây mô tả hệ thần kinh dạng ống ở người. Em hãy điền tên các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống vào các ô hình chữ nhật trên hình và trình bày hoạt động của hệ thần kinh dạng ống ?
1. Não
2. tủy sống
3. hạch thần kinh
4. dây thần kinh
Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ ( tiếp nhận và trả lời các kích thích).
Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng →giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường.