Bài 9.21: Hoàn thành các phương trình hoá học dưới đây (nếu phản ứng có xảy ra) :
1. \(C{H_3}COOH + NaHC{O_3} \to \)
2. \(C{H_3}COOH + NaHS{O_4} \to \)
3. \(C{H_3}COOH + {C_6}{H_5}OH \to \)
4. \(C{H_3}COOH + {C_6}{H_5}C{H_2}OH \to \)
5. \(C{H_3}COONa + {H_2}Si{O_3} \to \)
6. \(C{H_3}COONa + {H_2}S{O_4} \to \)
7. \(C{H_3}COOH + CuO \to \)
8. \(C{H_3}COOH + Cu \to \)
1. \(C{H_3}COOH + NaHC{O_3} \to \) \(C{H_3}COONa + {H_2}O + C{O_2}\)
2. Không có phản ứng
Advertisements (Quảng cáo)
3. Không có phản ứng
4. \(C{H_3}COOH + {C_6}{H_5}C{H_2}OH \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) \(C{H_3}COOC{H_2}{C_6}{H_5} + {H_2}O\)
5. Không có phản ứng
6. \(C{H_3}COONa + {H_2}S{O_4} \to \) \(2C{H_3}COOH + N{a_2}S{O_4}\)
7. \(C{H_3}COOH + CuO \to \) \({(C{H_3}COO)_2}Cu + {H_2}O\)
8. Không có phản ứng
Bài 9.22: Để trung hoà 50 ml dung dịch của một axit cacboxylic đơn chức phải dùng vừa hết 30 ml dung dịch KOH 2 M. Mặt khác, khi trung hoà 125 ml dung dịch axit nói trên bằng một lượng KOH vừa đủ rồi cô cạn, thu được 16,8 g muối khan.
Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và nồng độ mol của axit trong dung dịch đó.
Advertisements (Quảng cáo)
RCOOH + KOH \( \to \) RCOOK + H20
Số mol RCOOH trong 50 ml dung dịch axit là : \(\frac{{2.30}}{{1000}}\) = 0,06 (mol).
Nống độ mol của dung dịch axit la : \(\frac{{0,06.1000}}{{50}}\) = 1,2 (mol/l)
Số mol RCOOH trong 125 ml dung dich axit là : \(\frac{{1,2.125}}{{1000}}\) = 0,15(mol).
Đó cũng là số mol muối thu được sau khi cô cạn dung dịch.
Khối lượng 1 mol muối là \(\frac{{16,8}}{{0,15}}\) = 112 (g).
RCOOK = 112 \( \Rightarrow \) R = 112 – 83 = 29 \( \Rightarrow \) R là -C2H5
CTPT của axit: \({C_3}{H_6}{O_2}\).
CTCT : CH3 – CH2 – COOH axit propanoic (axit propionic)
Bài 9.23: Chất A là một axit no, đơn chức, mạch hở. Để đốt cháy hoàn toàn 2,55 g A phải dùng vừa hết 3,64 lít 02 (đktc).
Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của chất A.
\({C_n}{H_{2n}}{O_2} + \frac{{3n – 2}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O\)
Theo phương trình : (14n + 32)g axit tác dụng với \(\frac{{3n – 2}}{2}\) mol 02.
Theo đầu bài : 2,55 g axit tác dụng với \(\frac{{3,64}}{{22,4}}\) = 0,1625 mol 02.
\(\frac{{14n + 32}}{{2,55}} = \frac{{3n – 2}}{{2.0,1625}} \Rightarrow n = 5\)
CTPT của axit là C5H10O2. Các CTCT và tên của axit xem bài 9.18.