Hãy xác định cồng thức phân tử, công thức cấu tạo của A. Vận dụng cách đọc tên thay thế của các axit, hãy cho biết tên của chất A.
\({C_n}{H_{2n – 2}}{O_2} + \frac{{3n – 3}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n – 1){H_2}O\)
Theo phương trình : Nếu đốt (14n + 30) g A, khối lượng C02 nhiều hơn khối lượng H20 (26n + 1,08) g.
Theo đầu bài : Nếu đốt 0,9 g A, khối lượng C02 nhiều hơn khối lượng H20 là 1,2 g.
Vậy \(\frac{{14n + 30}}{{0,9}} = \frac{{26n + 18}}{{1,2}} \Rightarrow n = 3\)
CTPT của axit là C3H4O
CTCT : CH2 = CH – COOH Axit propenoic.
Bài 9.25: Dung dịch X có chứa đồng thời hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
Lấy 80 ml dung dịch X đem chia làm hai phần như nhau. Trung hoà phần (1) bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn thu được 4,26 g hỗn hợp muối khan. Trung hoà phần (2) bằng dung dịch Ba(OH)2 rồi cô cạn, thu được 6,8 g hỗn hợp muối khan.
Hãy xác định công thức phân tử và nồng độ mol của từng axit trong dung dịch X.
Đặt công thức chung của 2 axit là \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COOH\)
Phần 1 :
\({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COOH + NaOH \to {C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COONa + {H_2}O\)
Advertisements (Quảng cáo)
x mol x mol
(14\(\overline n \) + 68)x = 4,26 (1)
Phần 2 :
\({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COOH + Ba{(OH)_2} \to \)\({({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}COO)_2}Ba + 2{H_2}O\)
x mol \(\frac{x}{2}\) mol
(28\(\overline n \) + 227)\(\frac{x}{2}\) = 6,08 (2)
Từ (1) và (2) tìm được n = 2,75; x = 0,04.
Axit thứ nhất là C2H5COOH (C3H802) có số mol là a mol.
Axit thứ hai là C3H7COOH (C4H802) có số mol là b mol.
\(\left. \begin{array}{l}
a + b = 0,04\\
\frac{{2a + 3b}}{{a + b}} = 2,75
\end{array} \right\}a = 0,01;b = 0,03\)
Advertisements (Quảng cáo)
CM của C2H5COOH là: \(\frac{{0,01}}{{40}}.1000\) = 0,25 (mol/l).
CM của C3H7COOH là: \(\frac{{0,03}}{{40}}.1000\) = 0,75 (mol/l).
Bài 9.26: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở A và anol no đơn chức mạch hở B. Hai chất A và B có cùng số nguyên tử cacbon.
Lấy 25,8 g M đem chia làm 2 phần đều nhau. Cho phần (1) tác dụng hết với natri thu được 2,80 lít H2. Để đốt cháy hoàn toàn phần (2) cần dùng vừa hết 14,56 lít \({O_2}\) . Các thể tích tính ở đktc.
Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M.
Chất A có CTPT là CnH2n02, CTCT là Cn–1H2n–1COOH Chất B có CTPT là CnH2n+20, CTCT là CnH2n+1OH.
Phần (1) :
\(2{C_{n – 1}}{H_{2n – 1}}COOH + 2Na \to \)\(2{C_{n – 1}}{H_{2n – 1}}COONa + {H_2}\)
x mol \(\frac{x}{2}\) mol
\({C_n}{H_{2n + 1}}OH + 2Na \to 2{C_n}{H_{2n + 1}}ONa + {H_2}\)
y mol \(\frac{y}{2}\) mol
\(\frac{{x + y}}{2} = \frac{{2,8}}{{22,4}} \Rightarrow x + y = 0,25(1)\)
Phần (2) :
\({C_n}{H_{2n}}{O_2} + \frac{{3n – 2}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O\)
x mol \(\frac{{3n – 2}}{2}\)x mol
\({C_n}{H_{2n + 2}}{O_2} + \frac{{3n}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O\)
y mol \(\frac{{3n}}{2}\)y mol
\(\frac{{(3n – 2) + 3ny}}{2} = \frac{{14,56}}{{22,4}} \Rightarrow (3n – 2)x + 3ny = 1,3(2)\)
Khối lượng mỗi phần : (14n + 32)x + (14n + 18)y = \(\frac{{25,8}}{2}\) = 12,9 (3)
Từ hệ các phương trình (1), (2), (3), tìm được n = 2; x = 0,1; y = 0,15.
Chất A : \({C_2}{H_4}{O_2}\) hay \(C{H_3}COOH\) (axit axetic) chiếm : \(\frac{{0,1.60}}{{12,9}}\).100% = 46,5% khối lượng hỗn hợp.
Chất B : C2H6O hay CH3-CH2-OH (ancol etylic) chiếm : 100% – 46,5% = 53,5% khối lượng hỗn hợp.