Bài 7.16: Chất A là một đồng đẳng của benzen. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,5 g chất A, người ta thu được 2,52 lít khí \(C{O_2}\ ( ở đktc ).
1. Xác định công thức phân tử chất A.
2. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A kèm theo tên tương ứng.
3. Khi A tác dụng với \(B{{\rm{r}}_2}\) có chất xúc tác Fe và nhiệt độ thì một nguyên tử H đính với vòng benzen bị thay thế bởi Br, tạo ra dẫn xuất monobrom duy nhất. Xác định công thức cấu tạo đúng của A.
1. \({C_n}{H_{2n – 6}} + \frac{{3n – 3}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n – 3){H_2}O\)
Cứ ( 14n – 6) g A tạo ra n mol C02
Cứ 1,50 g A tạo ra \(\frac{{2,52}}{{22,4}}\) = 0,1125 (mol) C02
\(\frac{{14n – 6}}{{1,5}} = \frac{n}{{0,1125}} \Rightarrow n = 9\)
Công thức phân tử của A là C9H12
2. Các công thức cấu tạo
( 1,2,3-trimetylbenzen ) ( 1,2,4-trimetylbenzen ) ( 1,3,5-trimetylbenzen ) ( 1-etyl-2-metylbenzen ) ( 1-etyl-3-metylbenzen ) ( 1-etyl-4-metylbenzen ) ( propylbenzen ) ( isopropylbenzen )
3.
Chất A Sản phẩm thế duy nhất
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 7.17: Hỗn hợp M chứa benzen và xiclohexen. Hỗn hợp M có thể làm mất màu tối đa 75,0 g dung dịch brom 3,2%. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M và hấp thụ tất cả sản phẩm cháy vào dung dịch \(Ca{(OH)_2}\) (lấy dư) thì thu được 21 g kết tủa. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.
Benzen không cộng hợp với brom trong nước brom.
Xiclohexen có phản ứng :
+ \(B{{\rm{r}}_2} \to \)
Số mol xiclohexen = số mol Br2 = \(\frac{{75.3,2}}{{100.160}}\) = 0,015 (mol).
Đặt số mol benzen trong hỗn hợp M là x.
2C6H6 + 1502 \( \to \) 12C02 + 6H20
Advertisements (Quảng cáo)
x mol 6x mol
2C6H10 + 1702 \( \to \) 12C02 + 10H20
015 mol 0,09 mol
C02 + Ca(OH)2 \( \to \) CaC03\( \downarrow \) + H20
6x + 0,09 = \(\frac{{21}}{{100}}\) = 0,210 \( \Rightarrow \) x = 0,02
Khối lượng hỗn hợp M là : 0,02.78 + 0,015.82 = 2,79 (g).
% về khối lượng của C6H6 là : \(\frac{{0,02.78}}{{2,79}}\). 100% = 55,9%.
\( \Rightarrow \) C6H10 chiếm 44,1% khối lượng hỗn hợp M.
Bài 7.18: Hỗn hợp A gồm hiđro và hơi benzen. Tỉ khối của A so với metan là 0,6. Dẫn A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì chỉ xảy ra phản ứng làm cho một phần benzen chuyển thành xiclohexan. Hỗn hợp sau phản ứng có tỉ khối hơi so với metan là 0,75.
Tính xem bao nhiêu phần trăm benzen đã chuyển thành xiclohexan.
Giả sử trong 1 mol hỗn hợp A có X mol C6H6 và (1 – x) mol H2.
MA = 78x + 2(1 – x) = 0,6.16 = 9,6 (g/mol)
x = 0,1
Vậy, trong 1 mol A có 0,1 mol C6H6 và 0,9 mol H2.
Nếu cho 1 mol A qua chất xúc tác Ni, có n mol C6H6 phản ứng :
C6H6 + 3H2 \( \to \) C6H12
n mol 3n mol n mol
Số mol khí còn lại là (1 – 3n) nhưng khối lượng hỗn hợp khí vẫn là 9,6 (g). Vì vậy, khối lượng trung bình của 1 mol khí sau phản ứng :
\(\overline M = \frac{{9,6}}{{1 – 3n}} = 0,75.16 = 12(g) \Rightarrow n = \frac{{0,2}}{3}\)
Tỉ lệ C6H6 tham gia phản ứng : \(\frac{{0,2}}{{3.0,1}}\). 100% = 67%.