Trang Chủ Sách bài tập lớp 11 SBT Hóa học 11

Bài 2.17, 2.18, 2.19, 2.20 trang 14, 15 SBT hóa học 11: Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra ba oxit ?

Bài 9 Axit nitric và muối nitrat Sách bài tập hóa học 11. Giải bài 2.17, 2.18, 2.19, 2.20 trang 14, 15. Câu 2.17: Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra ba oxit ? ; Khối lượng của đồng (II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu ?

Bài trắc nghiệm 2.17, 2.18

2.17. Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra ba oxit ?

A. Axit nitric đặc và cacbon

B. Axit nitric đặc và lưu huỳnh

C. Axit nitric đặc và đồng

D. Axit nitric đặc và bạc

2.18. Khi hoà tan 30 g hỗn hợp đồng và đồng(II) oxit. trong dung dịch \(HN{O_3}\) 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là

A. 1,2 g.

B. 4,25 g.

C. 1,88 g .

D. 2,52 g.

2.17. A.

\(C + 4HN{O_{3(dac)}}\)  \(C{O_2} + 4N{O_2} + 2{H_2}O\)

2.18. A.

Advertisements (Quảng cáo)

3Cu + 8HNO3 \( \to \) 3Cu(NO3)2 + 2NO\( \uparrow \) + 4H2O

CuO + 2HNO3 \( \to \) Cu(NO3)2 + H2O

Số mol khí NO : nNO = \(\frac{{6,72}}{{22,4}}\) = 0,3 (mol).

Theo phản ứng (1) số mol Cu : nCu = \(\frac{{0,3.3}}{{2}}\) = 0,45 (mol).

Khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu : mCu = 0,45.64 = 28,8 (g).

Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu : mCuO = 30 – 28,8 = 1,2 (g).

Bài 2.19: Hoàn thành các phương trình hoá học sau đây :

1. \(F{\rm{e}} + HN{O_{3(dac)}}\)  \(N{O_2} \uparrow \) + ? + ?

Advertisements (Quảng cáo)

2. \(F{\rm{e}} + HN{O_{3(loang)}} \to NO \uparrow \) + ? + ?

3. \(F{\rm{eO}} + HN{O_{3(loang)}} \to NO \uparrow \) + ? + ?

4. \(F{{\rm{e}}_2}{{\rm{O}}_3} + HN{O_{3(loang)}} \to \) ? + ?

5. \(FeS + {H^ + } + N{O_3}^ –  \to {N_2}O \uparrow \) + ? + ? + ?

1. \(F{\rm{e}} + 6HN{O_{3(dac)}}\)  \(3N{O_2} \uparrow \) + \(F{\rm{e}}{(N{O_3})_3} + 3{H_2}O\)

2. \(F{\rm{e}} + 4HN{O_{3(loang)}} \to NO \uparrow \) + \(F{\rm{e}}{(N{O_3})_3} + 2{H_2}O\)

3. \(3F{\rm{eO}} + 10HN{O_{3(loang)}} \to NO \uparrow \) + \(3F{\rm{e}}{(N{O_3})_3} + 5{H_2}O\)

4. \(F{{\rm{e}}_2}{{\rm{O}}_3} + 6HN{O_{3(loang)}} \to \) \(2F{\rm{e}}{(N{O_3})_3} + 3{H_2}O\)

5. \(8FeS + 26{H^ + } + 18N{O_3}^ –  \to 9{N_2}O \uparrow \) + \(8F{{\rm{e}}^{3 + }} + 8S{O_4}^{2 – } + 13{H_2}O\)

Bài 2.20: Cho tan bột kẽm tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được dung dịch A và hỗn hợp khí gồm N2 và N2O. Thêm NaOH dư vào dung dịch A, thấy có khí mùi khai thoát ra. Viết phương trình hoá học tất cả các phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình ion rút gọn.

5Zn + 12H+ + 2\(N{O_3}^ – \) \( \to \) 5Zn2+ + \({N_{2 \uparrow }}\) + 6H2O

4Zn + 10H+ + 2\(N{O_3}^ – \) \( \to \) 4Zn2+ + \({N_2}{O_ \uparrow }\) + 5H2O

4Zn + 10H+ + \(N{O_3}^ – \) \( \to \) 4Zn2+ + \(N{H_4}^ + \) + 3H2O

Dung dịch A có các ion Zn2+, \(N{H_4}^ + \), H+ và \(N{O_3}^ – \).

Các phản ứng hoá học xảy ra khi thêm NaOH dư :

H+ + \(O{H^ – }\) \( \to \) H2O

\(N{H_4}^ + \) + \(O{H^ – }\) \( \to \) \(N{H_{3 \uparrow }}\) + H2O

                                (mùi khai)

Zn2+ + 2\(O{H^ – }\) \( \to \) Zn(OH)2\( \downarrow \)

Zn(OH)2 + 2\(O{H^ – }\) \( \to \) \(Zn{O_2}^{2 – }\) + 2H2O

Advertisements (Quảng cáo)