Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Vật Lý 11

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 216 SGK Lý 11: Kính thiên văn – Vẽ đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn

 Bài 34 kính thiên văn Lý 11. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 216 Sách giáo khoa Vật lí 11. Nêu công dụng và cấu tạo của kính thiên văn; Vẽ đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực.

Bài 1: Nêu công dụng và cấu tạo của kính thiên văn.

 Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn

Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa (các thiên thể).

Kính thiên văn có hai bộ phận chính:

Vật kính L1 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn ( nhiều mét).
Thị kính L2 là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.


Bài 2: Vẽ đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực.


Bài 3:  Viết công thức về số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực.

G = f1/f2


Bài 4: Giải thích tại sao tiêu cự vật kính của kính thiên văn phải lớn.

Advertisements (Quảng cáo)

 Tiêu cự của vật kính càng lớn thì ảnh của vật quan sát càng lớn.


Bài 5: Đặt f1 và f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính thiên văn.

Xét các biểu thức:

1. f1 + f2 ;

2. ;

3. .

Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức nào ?

A. 1

B.  2

Advertisements (Quảng cáo)

C. 3

D. Biểu thức khác.

Chọn B.


Bài 6: Đặt f1 và f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính thiên văn.

Xét các biểu thức:

1. f1 + f2 ;

2. ;

3. .

Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức nào ?

A. 1

B.  2

C. 3

D. Biểu thức khác.

Chọn A.


Bài 7: Vật kính của một kính thiên văn dùng ở trường học có tiêu cự f1 = 1,2 m. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 4 cm.

Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

O1O2 =  f1 + f2 =  1,24 m.

G =  \(\frac{f_{1}}{f_{2}}\) = 30.

Advertisements (Quảng cáo)