Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Vật Lý 11

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 138 SGK Lý 11: Lực Lo-ren-xơ

 Bài 22 Lực Lo-ren-xơ  Lý 11. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 138 Sách giáo khoa Vật lí 11. Lực Lo-ren-xơ là gì? Viết công thức của lực Lo-ren-xơ;  Phát biểu quy tắc bàn tay trái cho lực Lo-ren-xơ.

Câu 1: Lực Lo-ren-xơ là gì? Viết công thức của lực Lo-ren-xơ.

– Lực Lo-ren-xơ là lực do từ trường tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường đó.

Lực Lo-ren-xơ do từ trường có từ cảm B tác dụng lên một hạt điện tích q0 chuyến động với vận tốc v có phương vuông góc với v và B ; có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.

– Công thức:  f = | q0 |.v.B.sin; trong đó  là góc tạo bởi v và B


Câu 2: Phát biểu quy tắc bàn tay trái cho lực Lo-ren-xơ.

Quy tắc: Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều v khi q0 > 0 và ngược chiều v khi q0 < 0, lúc đó chiều của lực Lo-ren-xơ là chiều ngón cái choãi ra.


Bài 3 sgk: Phát biểu nào sau đây là sai?

Lực Lo-ren-xơ

A. Vuông góc với từ trường.

B. Vuông góc với vận tốc.

C. Không phụ thuộc vào hướng của từ trường.

D. Phụ thuộc vào dấu của điện tích.

Chọn C.

Lực Lo-ren-xơ f = q0vBsinα phụ thuộc vào hướng của từ trường.

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Hạt êlectron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường \(\overrightarrow{B}\) thì

A. Hướng di chuyển thay đổi.

B. Độ lớn của vận tốc thay đổi.

C. Động năng thay đổi.

D. Chuyển động không đổi.

Chọn D.

Hạt êlectron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường \(\overrightarrow{B}\) thì hạt chuyển động, không thay đổi, vì lúc này lực từ tác dụng lên nó bằng không.


Bài 5: Một ion theo quỹ đạo tròn bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc với các đường sức từ trường đều. Khi độ lớn vận tốc tăng gấp đôi thì bán kính quỹ đạo laf bao nhiêu?

Advertisements (Quảng cáo)

A. \(\frac{R}{2}\).

B. R.

C. 2R.

D. 4R.

Chọn c.

Theo công thức R = \(\frac{mv}{|q_{0|B}}\), khi tăng gấp đôi thì R tăng gấp đôi. R’ = 2R.


Bài 6: So sánh lực điện và lực Lo-ren-xơ cùng tác dụng lên một điện tích.

Lực điện song song \(\overrightarrow{E}\) còn lực Lo-ren-xơ vuông góc \(\overrightarrow{B}\).


Bài 7: Hạt prôtôn chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 5 m dưới tác dụng của một từ trường đều B = 10-2 T. Xác định:

a) Tốc độ của prôtôn.

b) chu kì chuyển động của prôtôn.

Cho mp = 1,672.10-27 kg.

a) Từ công thức tính toán bán kính chuyển động R = \(\frac{mv}{\left | q_{0} \right |B}\) => v = \(\frac{\left | q_{0} \right |BR}{m}\)

Thay số v = \(\frac{1,6.10^{-19}.10^{-2}.5}{1,672.10^{-27}}\) = 4,784.106 m/s2.

b) Chu kì chuyển động tròn: T = \(\frac{2\pi R}{v}\) = 6,6.106 s.


Bài 8: Trong một từ trường đều có \(\overrightarrow{B}\) thẳng đứng, cho một dòng các ion bắt đầu đi vào từ trường từ điểm A và đi ra điểm C, sao cho AC là \(\frac{1}{2}\) đường tròn trong mặt phẳng ngang. Các ion có cùng điện tích, cùng vận tốc ban đầu. Cho biết khoảng cách AC giữa điểm đi vào và điểm đi ra đối với ion C2H5OH+ là 22,5 cm, xác định khoẳng cách AC đối với các ion C2H5OH+; C2H5+; OH+; CH2OH+; CH3+; CH2+.   

Khoảng cách AC là đường kính quỹ đạo tròn bằng 2R, tỉ lệ thuận với khối lượng của ion, cũng tỉ lệ với phân tử gam của ion:

Biết khoảng cách AC đối với C2H5OH+ là 22,5 cm, giá trị tương ứng đối với các ion khác là (tính ra xentimet):

Advertisements (Quảng cáo)