Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Vật Lý 11 Nâng cao

Bài C1, C2, C3, 1, 2 trang 10, 11, 12 SGK Lý 11 Nâng cao – Chọn phát biểu đúng.

Giải bài C1, C2, C3, 1, 2 trang 10, 11, 12 SGK Vật lí 11 Nâng cao. Bài 2 thuyết electron. Có thể nói “một nguyên tủ bị mất đi một số prôtôn thì nó trở thành ion âm;  Chọn phát biểu đúng.

Câu C1: Có thể nói “một nguyên tủ bị mất đi một số prôtôn thì nó trở thành ion âm, nhận thêm một số prôtôn thì trở thành ion dương” được không?

Không thể được vì prôton là hạt nằm trong hạt nhân được liên kết chắc chắn bằng lực hạt nhân nên không thể linh động dịch chuyển như các êlectron.


Câu C2:      Nhiều khi, người ta củng nói “vật nhiễm điện dương là vật thừa diện tích dương, vật nhiễm điện âm là vật thừa diện tích âm”. Trong câu nói đó, em hiểu “thừa điện tích dương”, “thừa diện tích âm” có nghĩa là gì?

Ta phải hiểu rằng khi nói vật nhiễm điện dương là vật thừa điện tích dương nghĩa là vật đó thiếu điện tích âm (bị mất bớt êlectron) và ngược lại.


Câu C3:       Nhiều khi, người ta cũng nói “quả cầu nhiễm diện dương tiếp xúc với thanh kim loại thì diện tích dương từ quả cầu truyền sang thanh kim loại làm cho thanh kim loại nhiễm diện dương”.  Em hiểu mệnh đề “điện tích dương từ quả cầu truyền sang thanh kim loại” có nghĩa là gì?

Advertisements (Quảng cáo)

Khi nói rằng: “Quả cầu nhiễm điện dương tiếp xúc với thanh kim loại thì điện tích dương từ quà cầu truyền sang thanh kim loại làm cho thanh kim loại nhiễm điện dương” ta phải hiểu rằng khi thanh kim loại tiếp xúc quả cầu thì một số êlectron từ kim loại truyền sang quả cầu, kết quả kim loại bị mất bớt êlectron nên nhiễm điện dương.


Bài 1: Chọn phát biểu sai.

A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.

B. Trong vật cách điện có rất ít diện tích tự do.

Advertisements (Quảng cáo)

C. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện.

D. Xét về toàn bộ thì rnột vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.

Chọn D.


Bài 2: Chọn phát biểu đúng.

A. Một quả cầu bấc treo gần một vật nhiễm điện thì quả cầu bấc được nhiễm điện do hưởng ứng.

B. Khi một dám mây tích điện bay ở gần mặt đất thì những cột chống sét được nhiễm điện chủ yếu là do cọ xát.

C. Khi một vật nhiễm điện chạm vào núm kim loại của một điện nghiệm thì hai lá kim loại của điện nghiệm được nhiễm điện do tiếp xúc.

D. Khi chải đầu, thường thấy một số sợi tóc bám vào lược, hiện tượng đó là vì lược được nhiễm diện do tiếp xúc.

Chọn C

Advertisements (Quảng cáo)