Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Vật Lý 11 Nâng cao

Bài C1, C2, 1, 2 trang 200, 201 SGK Lý 11 Nâng cao – So sánh các công thức tính mật độ năng lượng điện trường (8.4) và công thức mật  độ năng lượng từ trường (42.3)…

Giải bài C1, C2, 1, 2 trang 200, 201 SGK Vật lí 11 Nâng cao. Bài 42 năng lượng từ trường . Hãy rút ra công thức;  So sánh các công thức tính mật độ năng lượng điện trường (8.4) và công thức mật  độ năng lượng từ trường (42.3)…

Câu C1: Hãy rút ra công thức (42.2)

Từ trường của ống dây:\(B = 4\pi {.10^{ – 7}}ni\)

Hệ số tự cám của ống dây: \(L = 4\pi {.10^{ – 7}}{n^2}V\)

Năng lượng của ống dây có dòng điện:

\(W = {1 \over 2}L{i^2} = {1 \over 2}4\pi {.10^{ – 7}}{n^2}V{i^2} \)

      \(= {1 \over {8\pi }}{10^7}\left( {16{\pi ^2}{{.10}^{ – 14}}{n^2}{i^2}} \right)V\)

\( \Rightarrow W = {1 \over {8\pi }}{10^7}{B^2}V\) 


Câu C2: So sánh các công thức tính mật độ năng lượng điện trường (8.4) và công thức mật  độ năng lượng từ trường (42.3), ta nhận thấy có sự tương tự gì đáng chú ý?

Mật độ năng lượng từ trường: \({\rm{w}} = {1 \over {8\pi }}{10^7}{B^2}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Mật độ năng lượng điện trường: \({\rm{w}} = {1 \over {8\pi }}.{\varepsilon \over {{{9.10}^9}}}{E^2}\)

Ta có các nhận xét sau:

    1. Cả hai công thức đều được áp dụng đúng cho cả trường không đều và trường phụ thuộc thời gian.

    2. Mật độ năng lượng của trường tỉ lệ với bình phương đại lượng đặc trưng cho trường về phương diện tác dụng lực (E và B).


Bài 1: Chọn đáp án đúng.

  Một ống dây có hệ số tự cảm bằng 0.01H. Khi có dòng điện chạy qua, ống dây có năng lượng 0,08J. Cường độ dòng điện trong ống dây bằng:

A. 1A                     B. 2A.

Advertisements (Quảng cáo)

C. 3A                     D. 4A.

Chọn D

Theo giả thiết L = 0,01 (H); W = 0,08 (J)

Ta có

\(W = {1 \over 2}L{i^2} \Rightarrow {i^2} = {{2W} \over L} = {{2.0,08} \over {0,01}} = 16 \Rightarrow i = 4\left( A \right)\)


Bài 2: Một ống dây dài 40cm có tất cả 800 vòng dây. Diện tích tiết diện ngang của ống dây bằng 10cm2. Cường độ dòng điện qua ống tăng từ 0 đến 4A. Hỏi nguồn điện đã cung cấp cho ống dây một năng lượng bằng bao nhiêu? Điện trở của ống dây rất nhỏ, có thể bỏ qua.

Ống dây dài L = 40 cm = 0,4m, N = 800 vòng, s = 10cm2 = 10.10-4 m2.

Cường độ qua ống dây i: 0 -> 4(A)

Khi cường độ qua ống dây bằng 0 thì năng lượng của ống dây bằng 0.

Khi cường độ qua ống dây i = 4 (A) thì năng lượng của ống dây là:

\(W = {1 \over 2}L{i^2} = {1 \over 2}4\pi {.10^{ – 7}}{n^2}V{i^2} = 2\pi {.10^{ – 7}}{{{N^2}} \over {{L^2}}}LS{i^2}\)

= \(2\pi {.10^{ – 7}}{{{N^2}} \over L}S{i^2} = 2\pi {.10^{ – 7}}.{{{{800}^2}} \over {0,4}}{.10.10^{ – 4}}{.4^2}\)

\( = 0,016\)  (J).

Nguồn điện đã cung cấp cho ống dây năng lượng là: 0,016 (J)

Advertisements (Quảng cáo)