Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Sinh học 11 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 130 Sinh lớp 11 Nâng cao – Hãy nêu các đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp. 

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 130 SGK Sinh học  lớp 11 Nâng cao.  Thế nào là sinh trưởng và phát triển? Nêu sự khác nhau và mối liên quan của sinh trưởng và phát triển.; Hãy nêu các đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp.

Câu 1: Thế nào là sinh trưởng và phát triển? Nêu sự khác nhau và mối liên quan của sinh trưởng và phát triển.

*  Thế nào là sinh trưởng, phát triển:

– Sinh trưởng là sự tăng về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên trong từng giai đoạn, không trải qua các biến thái.

– Phát triển là sự biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào, mô, cơ quan làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt diễn ra trong quá trình phát sinh cá thể.

*  Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển.

– Sinh trưởng và phát triển là hai pha nối tiếp nhau của một chu kì sống của cây. Có cây cho hoa quả một lần rồi chết (cây một năm). Có cây cho hoa quả hạt nhiều lần (cây lâu năm).

– Hai pha có liên quan chặt chẽ trong quá trình trao đổi chất ở cây. Đảm bảo các điều kiện dinh dưỡng (nước, phân bón, ánh sáng, nhiệt độ) cây sinh trưởng tốt, phát triển tốt. Nếu không có sự cân đối đó cây có thể sinh trưởng nhanh, phát triển chậm hay ngược lại. Có thể cả hai cùng nhanh hay cùng chậm.


Câu 2: Hãy nêu các đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp.

Các đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp

*  Đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng sơ cấp là hình thức sinh trưởng của mô phân sinh làm cho cây lớn và cao lên. Phần lớn cây Một lá mầm có sinh trưởng sơ cấp, các bó mạch xếp lộn xộn. Vì vậy, thân thường có kích thước bé, thời gian sống ngắn. Sinh trưởng sơ cấp cũng có ở phần thân non như ngọn cây của cây Hai lá mầm.

*  Đặc điểm của sinh trưởng thứ cấp

Advertisements (Quảng cáo)

Sinh trưởng thứ cấp là hình thức sinh trưởng làm cho cây to, lớn lên do sự phân chia tế bào của tầng sinh vỏ (phía ngoài cho tế bào vỏ, phía trong cho thịt vỏ) và tầng sinh trụ. Tầng sinh trụ nằm giữa mạch gỗ bên trong và mạch rây bên ngoài. Cây lớn lên về chiều ngang, thân to và sống lâu năm. Phần lớn cây Hai lá mầm sinh trưởng thứ cấp.


Câu 3: Trình bày các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hướng đến sinh trưởng của cây. Nêu các biện pháp kĩ thuật có liên quan tới các ảnh hưởng đó.

Yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây:

*  Yếu tố bên trong:

Các chất điều hòa sinh trưởng bên trong cơ thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm các chất kích thích như auxin, gibêrelin, xitôkinin, các chất kìm hãm sinh trưởng: axit abxixic, chất phênol và các yếu tố di truyền.

*  Yếu tố bên ngoài:

Các điều kiện tự nhiên và biện pháp canh tác là những yếu tố bên ngoài chi phối tới quá trình sinh trưởng.

Advertisements (Quảng cáo)

– Nước (độ ẩm): Nước là yếu tố tác động lên hầu hết các giai đoạn: nảy mầm, ra hoa, tạo quả và hoạt động hướng nước của cây. Nước là nguyên liệu cho trao đổi chất ở cây.

– Nhiệt độ: Là điều kiện sống rất quan trọng đối với thực vật. Nhiệt độ có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi. Đối với sự sinh trưởng, nhiệt độ tối ưu là khoảng 25 – 35°c, tối thiểu 5 – 15°c và tối đa là 45 – 50°c.

– Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng đến sự tạo lá, rễ, hình thành chồi, hoa, sự rụng lá, cây ưa sáng, cây ưa bóng.

–  Phân bón: Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc tế bào (ADN, ARN, ATP, chất nguyên sinh, enzim, sắc tố) và các quá trình sinh lí diễn ra trong cây.

Các biện pháp kĩ thuật có liên quan đến các ảnh hưởng đó là: bón phân và tưới tiêu hợp lí (đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng).


Câu 4: Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Sau khi cây mọc mầm bắt đầu quang hợp, các lá mầm sẽ trở thành:

A. Mô rễ.                                 B. Mô libe.

c. Tán lá.                                 D. Phân hóa và rụng.

D


Câu 5: Trong trồng trọt khi thu hoạch sản phẩm, tùy theo mục đích kinh tế, mục đích sử dụng, có thể kết thúc một giai đoạn nào đó của chu kì phát triển được không? Cho ví dụ và giải thích tại sao?

Trong trồng trọt, khi thu hoạch sản phẩm, tùy theo mục đích kinh tế, mục đích sử dụng, có thể kết thúc ở một giai đoạn nào đó của chu kì phát triển.

Ví dụ:

–  Giai đoạn nảy mầm: làm giá để ăn (đậu đỗ), làm mạch nha (lúa).

–  Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạnh: trồng các loại rau làm thức ăn tươi.

–  Giai đoạn ra hoa: trồng các loại hoa dùng cho trang trí hay lễ hội.

–  Giai đoạn tạo quả và quả chín: trồng cây lấy quả (cam, chanh, hồng, ổi…).

–  Giai đoạn kết hạt và hạt chín: trồng các cây lấy hạt (đậu, ngô, vừng).

Advertisements (Quảng cáo)