Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Sinh học 11 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4 trang 135 SGK Sinh học 11 Nâng cao – Khi dùng các hoocmôn thực vật cần chú ý những vấn đề gì?

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 135 SGK Sinh học  lớp 11 Nâng cao.  Thế nào hoocmôn thực vật?; Khi dùng các hoocmôn thực vật cần chú ý những vấn đề gì?

Câu 1: Thế nào hoocmôn thực vật?

Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ có mặt trong cây với một lượng rất nhỏ vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây, điều tiết và đảm bảo sự hài hòa các hoạt động sinh trưởng. Hoocmôn thực vật có hai nhóm:

– Nhóm chất kích thích sinh trưởng:

Auxin, gibêrelin có tác động đến sự kéo dài, lớn lên của tế bào. Xitôkinin: có vai trò trong phân chia tế bào.

– Nhóm các chất kìm hãm sinh trưởng:

Axit abxixic: tác động đến sự rụng lá.

Etilen tác động đến sự chín của quả.

Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.

Advertisements (Quảng cáo)


Câu 2: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Sinh trưởng của cây bị kìm hãm bởi:

A. Auxin.                            B. Gibêrelin.

C. Axit abxixic.                   D. Xitôkinin.


Câu 3: Khi dùng các hoocmôn thực vật cần chú ý những vấn đề gì?

Advertisements (Quảng cáo)

Những chú ý khi dừng hoocmôn thực vật là:

– Sử dụng phitôhoocmôn cần chú ý nồng độ tối thích (vài ppm đến vài chục, vài trăm ppm). Nếu nồng độ quá thấp thì hiệu quả thấp, nếu nồng độ cao quá sẽ ức chế sự sinh trưởng, thậm chí còn phá hủy hay gây chết mô và tế bào sinh vật. Ví dụ: Dùng gibêrelin 5 – 40pp làm tăng năng suất nho gấp đôi. Để dứa ra quả trái vụ nhằm tăng thêm một vụ thu hoạch, người ta dùng 5 – 10 ppm 2,4 D. Dùng 1g đất đèn (có chứa êtilen) đổ vào nón dứa kích thích ra hoa sớm.

– Chú ý tính chất đối kháng, hỗ trợ giữa các phitôhoocmôn. Đối với chất diệt cỏ chú ý tính chọn lọc riêng biệt.


Câu 4: Trong nông nghiệp sử dụng hoocmôn thực vật đã mang lại kết quả cụ thể nào? Ví dụ ở địa phương.

– Auxin: Làm rễ mọc nhanh, mạnh (50 – 100 ppm ngâm cành chiết 24 giờ), tạo quả không hạt (cà chua, nho).

– Gibêrelin: Làm sợi lanh, đay dài; quả không hạt (cam, dưa hấu, nho).

– Xitôkinin: Dùng trong nuôi cấy mô tạo cơ quan sinh dưỡng (rễ mới, cành mới).

– Axit abxixic: Gây nên trạng thái nghỉ, ngủ của chồi (cam, quít, khoai tây).

– Êtilen: Làm quả chín đều (cà chua, chuối), làm rụng lá.

– Chất làm chậm sinh trưởng: cỏ ở công viên, sân đá bóng mọc chậm.

– Chất diệt cỏ: Làm chết cỏ ở ruộng ngô đậu.

Advertisements (Quảng cáo)