Bài 1: Tại sao gà trống sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường, chúng có những biểu hiện như mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo lên ?
Do tinh hoàn chứa hoocmon testosteron, khi cắt tinh hoàn trong cơ thể gà trống sẽ không chứa hoocmon testosteron do đó cơ thể không hình thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp như ( mào, cựa, gáy, bản năng sinh dục). Ngoài ra hoocmon testosteron có vai trò phát triển cơ bắp nên khi thiếu gà sẽ không phát triển cơ bắp dẫn đến béo .
Bài 2: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, loại hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí ?
Advertisements (Quảng cáo)
Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, loại hoocmôn sinh dục: Testosteron(Nam) và Ơstrogen(Nữ) được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí: Cơ thể sẽ phát triển mạnh, tăng trọng nhanh và hình thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp.
Bài 3: Tại sao thức ăn lại có thể ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và phát triển ở động vật ?
Advertisements (Quảng cáo)
Do thức ăn cung cấp năng lượng cho động vật, là nguyên liệu góp phần hình thành lên các hợp chất, các cơ quan bộ phận của cơ thể động vật.
Bài 4: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng ?
Do bướm trưởng thành chỉ có enzim tiêu hóa sacarozo, và cần năng lượng ít nên bướm chỉ hút mật hoa. Sâu bướm có đầy đủ hệ enzim nhưng lại thiếu enzim tiêu hóa xenlulozo nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thấp vì vậy sâu bướm cần ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.