Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Hóa học 10

Bài 5.76, 5.77, 5.78, 5.79, 5.80 trang 57 SBT Hóa học 10: Hãy tính bao nhiêu % kali clorat bị phân huỷ ?

Bài 26 Luyện tập : Nhóm halogen SBT Hóa lớp 10. Giải bài 5.76, 5.77, 5.78, 5.79, 5.80 trang 57 Sách bài tập Hóa học 10. Câu 5.76: Khi đun nóng muối kaliclorat, không có xúc tác, thì muối này bị phân huỷ đồng thời theo 2 phản ứng sau …

Bài 5.76: Khi đun nóng muối kaliclorat, không có xúc tác, thì muối này bị phân huỷ đồng thời theo 2 phản ứng sau :

\(2KClO_3 → 2KC1 + 3O_2\)   (a)

\(4KClO_3 → 3KClO_4 + KC1\)   (b)

Cho biết khi phân huỷ hoàn toàn 73,5 gam \(KClO_3\) thì thu được 33,57 gam KC1. Hãy tính bao nhiêu % kali clorat bị phân huỷ theo (a) ; bao nhiêu % bị phân huỷ theo (b).

 Gọi x là số mol \(KClO_3\) bị phân huỷ theo (a).

Gọi y là số mol \(KClO_3\)  bị phân huỷ theo (b).

a)\(2KClO_3 → 2KCl +3O_2\)

x mol               x mol

\(4KClO_3 → 3KClO_4 + KC1\)

y mol                                    y/4 mol

Ta có :

\(\begin{array}{l}
x + y = \frac{{73,5}}{{122,5}} = 0,6\,\,\,\,(1)\\
x + \frac{y}{4} = \frac{{33,5}}{{74,5}} = 0,45\,\,\,\,\,(2)
\end{array}\)

Từ (1) và (2) , giải ra:

x =0,4 → phần trăm \(KClO_3\) bị phân hủy theo (a) là:  \({{0,4} \over {0,6}} \times 100\% {\rm{ }} = {\rm{ }}66,66\% .\)

y= 0,2 → phần trăm KClO bi phân huỷ theo (b)  là : \({{0,2} \over {0,6}} \times 100\% {\rm{ }} = {\rm{ }}33,34\% .\)

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 5.77: Iot có lẫn các tạp chất là clo, brom và nước. Để tinh chế loại iot đó, người ta cho hỗn hợp đó tác dụng với KI và vôi ống rồi nung hỗn hợp trong cốc được đậy bằng một bình có chứa nước lạnh. Khi đó iot sẽ bám vào đáy bình. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

\(Cl_2 + 2KI → 2KC1 + I_2\)

 \(Br_2 + 2KI → 2KBr + I_2\)

Vôi sống tác dụng với \(H_2O\) :

\(CaO + H_2O → Ca(OH)_2\)

Iot thăng hoa bám vào đáy bình

Bài 5.78: Người ta có thể điều chế \(I_2\) bằng các cách sau :

a)Dùng \(NaHSO_3\) khử iot có số oxi hoá +5 trong hợp chất \(NaIO_3\).

b) Cho dung dịch \(H_2SO_4\) đặc tác dụng với hỗn hợp NaI và \(MnO_2\).

Advertisements (Quảng cáo)

Hãy lập PTHH của các phản ứng điều chế trên.

a) \(2NaIO_3 + 5NaHSO_3 → 2Na_2SO_4 + 3NaHSO_4 + I_2 + H_2O\)

b) \(2NaI + MnO_2 + 2H_2SO_4 → Na_2SO_4 + MnSO_4 + I_2 + 2H_2O\)

Bài 5.79: Vì sao người ta có thể điều chế hiđro clorua (HCL), hiđro florua (HF) bằng cách cho dung dịch \(H_2SO_4\) đặc tác dụng với muối clorua hoặc florua, nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế hiđro bromua (HBr) hoặc hiđro iotua (HI) ? Viết PTHH của các phản ứng điều chế các hiđro halogenua.

Điều chế HF, HCL bằng cách cho \(H_2SO_4\) đặc tác dụng với muối florua, clorua vì \(H_2SO_4\)  là chất oxi hoá không đủ mạnh để oxi hoá được HF và HCL. Nói cách khác, HF và HCL có tính khử yếu, chúng không khử được \(H_2SO_4\) đặc

\(CaF_2 + H_2SO_4 → CaSO_4 + 2HF\)

\(NaCl + H_2SO_4 → NaHSO_4 + HCL\)

Nhưng không thể dùng phương pháp trên để điều chế HBr và HI vì \(H_2SO_4\) đặc oxi hoá được những chất này thành \(Br_2\) và \(I_2\). Nói cách khác, HBr và HI là những chất có tính khử mạnh hơn HCL và HF.

\(NaBr + H_2SO_4 → HBr + NaHSO_4\)

\(2HBr + H_2SO_4 → Br_2 + SO_2 + 2H_2O\)

\(NaI + H_2SO_4 → HI + NaHSO_4\)

\(2HI + H_2SO_4 → I_2 + SO_2 + 2H_2O\)

Bài 5.80: Có 4 bình không có nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau : \(NaCl, NaNO_3, BaCl_2, Ba(NO_3)_2\). Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt từng dung dịch chứa trong mỗi bình.

Thử bằng dung dịch \(AgNO_3\)  nhận ra 2 muối clorua :

\(NaCl + AgNO_3 → AgCl↓ + NaNO_3\)

\(BaCl_2 + 2AgNO_3 → 2AgCl↓ + Ba(NO_3)_2\)

Hai dung dịch không có kết tủa là 2 muối nitrat.

Để phân biệt dung dịch NaCl và dung dịch \(BaCl_2\), thử bằng dung dịch \(H_2SO_4\)  :

\(BaCl_2 + H_2SO_4 → BaSO_4↓ + 2HCL\)

Cũng dùng dung dịch \(H_2SO_4\) để phân biệt dung dịch \(NaNO_3\) và dung dịch \(Ba(NO_3)_2\).

Advertisements (Quảng cáo)