Trang Chủ Sách bài tập lớp 10 SBT Hóa học 10

Bài 1.7, 1.8, 1.9, 1.10, 1.11 trang 4 SBT Hóa 10: Hạt nhân của nguyên tử hiđro và hạt proton có khác nhau không ?

Bài 1 Thành phần nguyên tử Sách bài tập Hóa học 10.Giải bài 1.7, 1.8, 1.9, 1.10, 1.11 trang 4 Sách bài tập Hóa học 10.  Câu 1.7: Hạt nhân của nguyên tử hiđro và hạt proton có khác nhau không ? Tại sao …

Bài 1.7: Nếu ta định nghĩa : “Một đơn vị cacbon (đvC) bằng \({1 \over {12}}\)khối lượng của một nguyên tử cacbon” thì có chính xác không ? Vì sao ?

Vì nguyên tố cacbon là một hỗn hợp đồng vị \({}^{12}C,{}^{13}C\) … cho nên nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,0111 (chứ không phải chính xác là 12). Nếu lấy đơn vị cacbon theo định nghĩa nêu trong câu hỏi thì đơn vị đó sẽ lớn hơn đơn vị cacbon theo định nghĩa như sau :

“Môt đơn vi cacbon bằng \({1 \over {12}}\)khối lượng của môt nguyên tử cacbon \({}^{12}C\)”

Tuy nhiên, vì sự khác nhau không lớn, nên định nghĩa trên không sai mà chỉ thiếu chính xác.

Bài 1.8: Hạt nhân của nguyên tử hiđro và hạt proton có khác nhau không ? Tại sao ?

Vì hạt nhân của nguyên tử hiđro không có nơtron, chỉ có một proton duy nhất nên hạt nhân đó chính là một proton

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1.9: Xác định khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử hiđro, coi nó như một khối cầu có bán kính là \(1.10^{15}\) m. So sánh với urani là chất có khối lượng riêng bằng \(19.10^3 kg/m^3\).

Thể tích của hạt nhân nguyên tử hiđro là :
\(V = {4 \over 3}\pi {r^2} = {4 \over 3}.3,14.{({1.10^{ – 3}})^3}c{m^3} \approx {4.10^{ – 39}}c{m^3}\)

Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử hiđro là :
D = (khối lượng hạt nhân nguyên tử hiđro): (thể tích hạt nhân nguyên tử hiđro)
\(\approx {1 \over {{{4.10}^{ – 39}}}} = {0.25.10^{39}}u/c{m^3}\, hay  \,{0.25.10^{39}}.1,{66.10^{ – 24}}gam/c{m^3}\)
\(\approx 4,{15.10^{14}}gam/c{m^3}\,hay\,\,4,{15.10^{11}}kg/c{m^3}\,hay\,\,4,{15.10^8}\) tấn \(cm^3\).

Khối lượng riêng của urani là \(19.10^{13} kg/m^3 hay 19g/cm^3\).

Advertisements (Quảng cáo)

So với khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử hidro thì khối lượng riêng của nguyên tử urani không đáng kể.

Bài 1.10: Một loại tinh thể nguyên tử, có khối lượng riêng là \(19,36 g/cm^3\). Trong đó, các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích của tinh thể, còn lại là các khe rỗng. Bán kính của nguyên tử là 1,44Å
a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử, từ đó suy ra khối lượng mol nguyên tử.
b) Hạt nhân nguyên tử có 118 nơtron, nguyên tử khối được coi bằng tổng khối lượng proton và nơtron. Tính số proton

a) Khối lượng riêng của nguyên tử là:
\(D = {{19,36.100} \over {74}} = 26.16(g/c{m^3})\)
Khối lượng của 1 mol nguyên tử :
\(M = V.D.N = {4 \over 3}\pi {r^3}.D.N = {4 \over 3}.3,14{(1,{44.10^{ – 8}})^3}.26,16.6,{022.10^{23}} \approx 197(g/mol)\)

b) Nguyên tử khối là 197.
ta có : nguyên tử khối ≈số khối = P+N
số proton = 197 – 118 = 79

Bài 1.11: Tính bán kính gần đúng của nguyên tử natri, biết khối lượng riêng của natri bằng 0,97g/cm3 và trong tinh thể kim loại không gian trống chiếm 26% thể tích.

Cho Na = 22,99.

Khối lượng của mol nguyên tử Na là 22,99 gam. Thể tích của 1 mol nguyên tử natri là:
\({V_{mol}} = {{22,99} \over {0,97}}.{{100 – 26} \over {100}} = 17,539(c{m^3})\)

Thể tích của 1 nguyên tử natri ( một quả cầu nguyên tử natri) là:

\(\eqalign{
& V = {{17,539} \over {6,{{022.10}^{23}}}} = 2,{912.10^{ – 23}}(c{m^3}) \cr
& V = {4 \over 3}.3,14{{\rm{r}}^3} = 2,{912.10^{ – 23}}(c{m^3}) \cr
& {r^3} = {0.695.10^{ – 23}} = 6,{95.10^{ – 24}}(c{m^3}) \cr
& r = \root 3 \of {6,{{59.10}^{ – 24}}} = 1,{9.10^{ – 8}}(cm) = 1,{9.10^{ – 10}}(m) \cr} \)

Advertisements (Quảng cáo)