Bài 1: Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: \(_6^{12}C\) chiếm 98,89% và \(_6^{13}C\) chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là
A. 12,500 C. 12,022
B. 12,011 D. 12,055
Ta có \({\overline M _C} = {{12.98,89 + 13.1,11} \over {100}} = 12,011\) (đvC)
Chọn B.
Bài 2: Cho biết số proton, số nơtron và số electron của các đồng vị sau đây:
a) \(_{14}^{28}Si,\,\,_{14}^{29}Si,\,\,_{14}^{30}Si.\)
b) \(_{26}^{54}Fe,\,\,_{26}^{56}Fe,\,\,_{26}^{57}Fe,\,\,_{26}^{58}Fe.\)
Kí hiệu nguyên tử | Số proton | Số nơtron | Số electron |
\(\eqalign{ |
\(\eqalign{ |
\(\eqalign{ |
\(\eqalign{ |
\(\eqalign{ |
\(\eqalign{ |
\(\eqalign{ |
\(\eqalign{ & 26 \cr & 26 \cr & 26 \cr & 26 \cr} \) |
Bài 3: Nguyên tử khối trung bình của bạc bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro. Nguyên tử khối của hiđro bằng 1,008. Tính nguyên tử khối trung bình của bạc.
Theo đề bài ta có \({\overline A _{Ag}} = 107,02.{M_H} = 107,02.1,008 = 107,876u.\)
Bài 4: Cho hai đồng vị hiđro và hai đồng vị clo với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử chiếm trong tự nhiên như sau: \(_1^1H\,\,\left( {99,984\% } \right),\,\,_1^2H\,\,\left( {0,016\% } \right)\)
Advertisements (Quảng cáo)
\(_{17}^{35}Cl\,\,\left( {75,77\% } \right),\,\,_{17}^{37}Cl\,\,\left( {24,23\% } \right).\)
a) Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố.
b) Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo nên từ hai đồng vị của hai nguyên tố đó?
c) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử nói trên.
a) Nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố.
Áp dụng công thức: \(\overline A = {{aA + bB} \over {a + b}}\)
Advertisements (Quảng cáo)
Ta tính được \({\overline A _H} = 1,00016u,{\overline A _{Cl}} = 35,4846u.\)
b) Kí hiệu \(_1^2H\) là D. Các loại phân tử hiđro clorua có thể có:
Công thức phân tử: \(H_{17}^{35}Cl;\,\,H_{17}^{37}Cl;\,\,D_{17}^{35}Cl;\,\,D_{17}^{37}Cl.\)
c) Phân tử khối tương ứng của bốn loại trên là: 36; 38; 37; 39.
Bài 5: Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Trong tự nhiên, đồng có hai đồng vị \(_{29}^{63}Cu\) và \(_{29}^{65}Cu\). Tính tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của đồng vị \(_{29}^{63}Cu\) tồn tại trong tự nhiên.
Gọi x là phần trăm của đồng vị \(_{29}^{63}Cu \Rightarrow \) phần trăm của đồng vị \(_{29}^{65}Cu\) là (100 – x).
Ta có: \({\overline A _{Cu}} = {{63.x + 65\left( {100 – x} \right)} \over {100}} = 63,546 \Rightarrow x \approx 73.\)
Vậy tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của đồng vị \(_{29}^{63}Cu\) là 73%.
Bài 6: Cho hai đồng vị \(_1^1H\) (kí hiệu là H) và \(_1^2H\) (kí hiệu là D).
a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có.
b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử.
c) Một lit khí hiđro giàu đơteri (\(_1^2H\)) ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,10g. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng đồng vị của hiđro.
a) Có 3 loại công thức phân tử hiđro là: \({H_2};\,\,HD;\,\,{D_2}.\)
b) Phân tử khối của mỗi phân tử là: 2; 3; 4.
c) Gọi x là phần trăm của đồng vị D \( \Rightarrow \) phần trăm của đồng vị H là (100 – x).
Ta có: \({{2.x} \over {100}} + {{1.\left( {100 – x} \right)} \over {100}} = 0,05.22,4.\)
Giải ra ta được %D = 12%; %H = 88%.