Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Hóa 10 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 34 SGK Hóa 10 Nâng cao: Hãy cho biết số electron tối đa:

 Bài 8 Luyện tập chương I – Nguyên tử. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 34 Sách giáo khoa Hóa học Lớp 10 Nâng cao.  Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa; Hãy cho biết số electron tối đa:

Bài 1: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?

A.\({s^1},{p^3},{d^7},{f^{12}}\)                  B. \({s^2},{p^5},{d^9},{f^{13}}.\)

C. \({s^2},{p^4},{d^{10}},{f^{11}}.\)               D. \({s^2},{p^6},{d^{10}},{f^{14}}.\)

Chọn D.


Bài 2: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử kim loại nào sau đây có electron độc thân ở obitan s?

A. Crom                      B. Coban

C. Sắt                         D. Mangan

E. Niken

Cr (Z=24): \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 4s^1 3d^5\)
Theo lý thuyết thì phải là \(4s^2 3d^4\) nhưng 1e ở \(4s^2\) đã nhảy vào \(3d^4\) để cấu hình đạt mức bán bão hòa vì vậy mà Crom có e độc thân ở phân lớp s (\(4s^1\))
Fe (Z=26) : \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6  4s^2 3d^6\Rightarrow\)  ko có
Mn (Z=25) : \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6  4s^2 3d^5\Rightarrow\) ko có
Ni (Z=28) : \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6  4s^2 3d^8\Rightarrow\)  ko có


Bài 3: Mức năng lượng của các obitan \(2{p_x},2{p_y}\) và \(2{p_z}\) có khác nhau không? Vì sao?

Giải

Năng lượng của các obitan \(2{p_x},2{p_y}\) và \(2{p_z}\) không khác nhau.

Vì phân lớp p có 3obitan trên cùng 1 phân lớp có mức năng lượng như nhau chỉ khác nhau về sự định hướng trong không gian.


Bài 4: Hãy cho biết số electron tối đa:

a) Trong các lớp K, L, M, N.

Advertisements (Quảng cáo)

b) Trong các phân lớp s, p, d, f.

a) Phân lớp K chứa tối đa 2 electron; phân lớp L chứa tối đa 8 electron, phân lớp M chứa tối đa 18 electron; phân lớp N chứa tối đa 32 electron.

b) Phân lớp s chứa tối đa 2 electron; phân lớp p chứa tối đa 6 electron, phân lớp d chứa tối đa 10 electron; phân lớp f chứa tối đa 14 electron.


Bài 5: Sự phân bố các electron vào mỗi obitan nguyên tử ở trạng thái cơ bản sau có được viết đúng không? Hãy giải thích?

Ta có:

a) Viết đúng quy ước.

b) Không viết đúng quy ước

Advertisements (Quảng cáo)

c) Không viết đúng quy ước

d) Không viết đúng quy ước

e) Viết đúng qui ước.

f) Không viết đúng qui ước.

  Giải thích: Sự xắp xếp các electron vào các obitan theo dựa theo quy tắc Hun, nguyên lý Pau-li, nguyên lí bền vững.


Bài 6: Khi số hiệu nguyên tử Z tăng, trật tự các mức năng lượng AO tăng dần theo chiều từ trái qua phải có đúng trật tự như dãy sau không?

1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f 5s 5p 6s 5d 6p 7s 5f 6d …

Khi số hiệu nguyên tử Z tăng, trật tự năng lượng AO tăng dần theo chiều từ trái qua phải và trật tự từ thấp lên cao theo dãy:

1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f 5s 5p 6s 5d 6p 7s 5f 6d … là sai

Sửa lại là: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d …


Bài 7: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 15 Z = 17, Z = 20, Z = 21, Z = 31.

Cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố có:

Z = 15: \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^3\)

Z = 17: \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^5\)

Z = 20: \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 4s^2\)

Z = 21: \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^1 4s^2\)

Z = 31: \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^{10} 4s^2 4p^1\)


Bài 8: Nguyên tử Fe có Z = 26. Hãy viết cấu hình electron của Fe

Nếu nguyên tử Fe bị mất hai electron, mất ba electron thì các cấu hình electron tương ứng sẽ như thế nào?

Giải

Fe (Z = 26): \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^6 4s^2\)

\(Fe^{2+}\) (Z = 26): \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^6 \)

\(Fe^{3+}\) (Z = 26): \(1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^6 3d^5\)

Advertisements (Quảng cáo)