Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Toán 10 Nâng cao

Bài 9, 10, 11, 12 trang 222 Đại số 10 Nâng cao: Bài ôn tập cuối năm

Bài ôn tập cuối năm. Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 222 SGK Đại số Lớp 10 Nâng cao. Giải và biện luận các phương trình;  Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm x1 và x2 thỏa mãn các hệ thức :

Bài 9: Giải và biện luận các phương trình

a) \({{mx – m – 3} \over {x + 1}} = 1\)

b) \(|(m + 1)x – 3 | = |x + 2|\)

c) \((mx + 1)\sqrt {x – 1}  = 0\)

Đáp án

a) Điều kiên: \(x ≠ 1\)

Ta có:

\({{mx – m – 3} \over {x + 1}} = 1 \Leftrightarrow mx – m – 3 = x + 1\)

\(\Leftrightarrow (m – 1)x = m + 4\)

+ Nếu m ≠ 1 thì \(x = {{m + 4} \over {m – 1}}\) . Nghiệm \(x = {{m + 4} \over {m – 1}}\)  nhận được:

 \( \Leftrightarrow {{m + 4} \over {m – 1}} \ne  – 1 \Leftrightarrow m + 4 \ne  1-m \Leftrightarrow m \ne  – {3 \over 2}\)

+ Nếu m = 1: phương trình vô nghiệm

Vậy:

 Với m ≠ 1  và \(m \ne  – {3 \over 2}:\,\,\,S = {\rm{\{ }}{{m + 4} \over {m – 1}}{\rm{\} }}\)

Với m = 1 hoặc \(m =  – {3 \over 2}:\,\,\,\,S = \emptyset \)

b) Ta có:

\(|(m + 1)x – 3 | = |x + 2| \)

\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
(m + 1)x – 3 = x + 2 \hfill \cr
(m + 1)x – 3 = – x – 2 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
mx = 5 \hfill \cr
(m + 2)x = 1 \hfill \cr} \right.\)

Vậy \(m = 0;\,\,S = {\rm{\{ }}{1 \over 2}{\rm{\} }}\)

+ Với m = -2; \(S = {\rm{\{  – }}{5 \over 2}{\rm{\} }}\)

+ Với m ≠ 0 và m ≠ -2 thì \(S = {\rm{\{ }}{5 \over m};\,\,{1 \over {m + 2}}{\rm{\} }}\)

c) Điều kiện: x ≥ 1

\((mx + 1)\sqrt {x – 1} = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 1 \hfill \cr
mx + 1 = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1) \hfill \cr} \right.\,\,\,\,\)

+ Với m = 0 thì phương trình (1) vô nghiệm. Do đó: S = {1}

+ Với m ≠ 0 thì (1) có nghiệm là \(x =  – {1 \over m}\) , nghiệm này nhận được:

\( \Leftrightarrow  – {1 \over m} \ge 1 \Leftrightarrow {{m + 1} \over m} \le 0 \Leftrightarrow  – 1 \le m < 0\)

Vậy:  với m < -1 hoặc m ≥ 0 thì S = {1}

        -1 ≤ m < 0 thì \(S = {\rm{\{ }}1, – {1 \over m}{\rm{\} }}\)


Bài 10: a) Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm x1 và x2 thỏa mãn các hệ thức :

x1 + x2 + x1x2=0;

Advertisements (Quảng cáo)

m(x1 + x2 ) – x1x2 = 3m + 4

b) Xét dấu các nghiệm phương trình đó tùy theo m.

Đáp án

a) Đặt S = x1 + x2 và P = x1x2

Các điều kiện của bài toán được thể hiện qua hệ phương trình (ẩn S và P)

\(\left\{ \matrix{
S + P = 0 \hfill \cr
mS – P = 3m + 4 \hfill \cr} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
S + P = 0 \hfill \cr
S(m + 1) = 3m + 4\,\,\,(1) \hfill \cr} \right.\)

+ Khi m = -1 thì (1) vô nghiệm, nghĩa là không có nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của bài toán.

+ Khi m ≠ -1, hệ (1) có một nghiệm \((S, P)  = ({{3m + 4} \over {m + 1}};\,{{ – 3m + 4} \over {m + 1}})\,\,\,\,(2)\)

Vậy phương trình cần tìm là:

\(\eqalign{
& {x^2} – Sx + P = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} – {{3m + 4} \over {m + 1}}x – {{3m + 4} \over {m + 1}} = 0 \cr
& \Leftrightarrow (m + 1){x^2} – (3m + 4)x – (3m + 4) = 0\,\,\,\,\,\,\,(3) \cr} \)

Điều kiện để phương trình (3) có nghiệm là:

\(\eqalign{
& \Delta = {(3m + 4)^2} + 4(m + 1)(3m + 4) \cr&= (3m + 4)(7m + 8) \ge 0 \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
m \le – {4 \over 3} \hfill \cr
m \ge – {8 \over 7} \hfill \cr} \right.\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(4) \cr} \)

Tóm lại, phương trình cần tìm là phương trình (3) với điều kiện của m là m ≠ -1 và thỏa mãn (4).

b) Ta có:

\(S = – P = {{3m + 4} \over {m + 1}} \Leftrightarrow \left[ \matrix{
m < – {4 \over 3} \hfill \cr
m > – 1 \hfill \cr} \right.\)

Kết hợp với điều kiện (4) , ta suy ra:

+ Nếu

\(\left[ \matrix{
m < – {4 \over 3} \hfill \cr
m > – 1 \hfill \cr} \right.\)

 thì P < 0 nên (3) có hai nghiệm trái dấu

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nếu \(m =  – {4 \over 3}\) thì phương trình (3) có một nghiệm kép x = 0

+ Nếu \( – {8 \over 7} \le m < 1\) thì P > 0; S < 0 nên phương trình (3) có hai nghiệm âm.

+Nếu \( – {4 \over 3} < m <  – {8 \over 7}\) thì phương trình (3) vô nghiệm.


Bài 11: Giải và biện luận các hệ phương trình

a)

\(\left\{ \matrix{
(m + 3)x + 2y = m \hfill \cr
(3m + 1)x + (m + 1)y = 1 \hfill \cr} \right.\)

b)

\(\left\{ \matrix{
(2m + 3)x + 5y = m – 11 \hfill \cr
(m + 2)x + 2y = m – 2 \hfill \cr} \right.\)

Đáp án

a) Ta có:

+ Nếu m ≠ 1 thì hệ có nghiệm (x, y) với:

\(\eqalign{
& x = {{{D_x}} \over D} = {{(m – 1)(m + 2)} \over {{{(m – 1)}^2}}} = {{m + 2} \over {m – 1}} \cr
& y = {{{D_y}} \over D} = {{ – 3({m^2} – 1)} \over {{{(m – 1)}^2}}} = {{ – 3(m + 1)} \over {m – 1}} \cr} \)

+ Nếu m = 1 thì hệ thành

\(\left\{ \matrix{
4x + 2y = 1 \hfill \cr
4x + 2y = 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow y = – 2x + {1 \over 2}\)

Hệ có vô số nghiệm \((x,\, – 2x + {1 \over 2})\) với x ∈ R

b) Ta có:

+Với \(m ≠ -4\) thì hệ có nghiệm (x, y) với:

\(\eqalign{
& x = {{{D_x}} \over D} = {{ – 3(m + 4)} \over { – (m + 4)}} = 3 \cr
& y = {{{D_y}} \over D} = {{{{(m + 4)}^2}} \over { – (m + 4)}} = – m – 4 \cr} \)

+ Với \(m = -4\), hệ có vô số nghiệm với \((x; x – 3), x ∈ \mathbb R\)


Bài 12: Giải các hệ phương trình

a)

\(\left\{ \matrix{
{x^2} – 5xy + {y^2} = 7 \hfill \cr
2x + y = 1 \hfill \cr} \right.\)

b)

\(\left\{ \matrix{
{x^2} + {y^2} + x + y = 8 \hfill \cr
x + y + xy = 5 \hfill \cr} \right.\)

c)

\(\left\{ \matrix{
{x^2} + {y^2} – x + y = 2 \hfill \cr
xy + x – y = – 1 \hfill \cr} \right.\)

Đáp án

a) Từ phương trình thứ hai của hệ, ta được \(y = 1- 2x\)

Thay vào phương trình thứ nhất ta được:

\(\eqalign{
& {x^2} – 5x(1 – 2x) + {(1 – 2x)^2} = 7 \cr
& \Leftrightarrow 15{x^2} – 9x – 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 1 \hfill \cr
x = – {2 \over 5} \hfill \cr} \right. \cr} \)

+ Với \(x = 1\) thì \(y = 1 – 2.1 = -1\)

+ Với \(x =  – {2 \over 5} \Rightarrow y = 1 – 2.( – {2 \over 5}) = {9 \over 5}\)

Vậy hệ có hai nghiệm: \((-1, 1)\) và \(( – {2 \over 5};\,{9 \over 5})\)

b) Đặt \(S = x + y; P = xy\). Ta có:

 \(\left\{ \matrix{
{S^2} – 2P + S = 8 \hfill \cr
S + P = 5 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
P = 5 – S \hfill \cr
{S^2} + 3S – 18 = 0 \hfill \cr} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
\left\{ \matrix{
S = 3 \hfill \cr
P = 2 \hfill \cr} \right. \hfill \cr
\left\{ \matrix{
S = – 6 \hfill \cr
P = 11 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right.\)

+ Với S = 3, P = 2, hệ có nghiệm (2, 1) và (1, 2)

+ Với S = -6, P = 11 vô nghiệm do S2 – 4P < 0

c) Đặt \(S = x – y; P = xy\). Ta có:

\(\left\{ \matrix{
{S^2} + 2P – S = 2 \hfill \cr
P + S = – 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
P = 1 – S \hfill \cr
{S^2} – 3S – 4 = 0 \hfill \cr} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
\left\{ \matrix{
S = – 1 \hfill \cr
P = 0 \hfill \cr} \right. \hfill \cr
\left\{ \matrix{
S = 4 \hfill \cr
P = – 5 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right.\)

+ Với \(S = -1, P = 0\) thì \(x, -y\) là nghiệm phương trình:

\({X^2} + X = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
X = 0 \hfill \cr
X = – 1 \hfill \cr} \right.\)

Ta có nghiệm (0, 1) và (-1, 0)

+ Với \(S = 4, P = -5: x; -y\) là nghiệm phương trình:

X2 – 4X + 5 = 0 (vô nghiệm)

Advertisements (Quảng cáo)