Bài 1: Nguyên tử các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3 B. 5
C. 6 D. 7
Chọn đáp án đúng.
Chọn C.
Bài 2: Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 là:
A. 8 và 18 B. 18 và 8
C. 8 và 8 D. 18 và 18
Chọn đáp án đúng.
– Số nguyên tố thuộc chu kì 3 gồm: Na(Z = 11) đến Ar (Z = 18).
Có tất cả 8 nguyên tố.
– Số nguyên tố thuộc chu kì 5 gồm: Rb (Z = 37) đến Xe (Z = 54).
Có tất cả 18 nguyên tố.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn A.
Bài 3: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:
A. 3 và 3 B. 3 và 4
C. 4 và 4 D. 4 và 3
Chọn đáp án đúng.
Chọn B.
Bài 4: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết những thông tin gì?
Advertisements (Quảng cáo)
Số hiệu nguyên tử cho ta biết:
– Số thứ tự ô nguyên tố.
– Số đơn vị điện tích hạt nhân.
– Số proton và số elctron.
Bài 5: Vì sao chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố?
Chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố vì theo các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử, có 8 nguyên tố mà nguyên tử có 2 lớp electron và cũng chỉ có 8 nguyên tố mà nguyên tử của chúng có 3 lớp electron.
Bài 6: a) Nhóm nguyên tố là gì?
b) Các nguyên tố s, p, d, f thuộc những nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
a) Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
b) Các nguyên tố s thuộc nhóm IA, IIA và He thuộc nhóm VIIIA.
Các nguyên tố p thuộc nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA (trừ He).
Các nguyên tố d thuộc các nhóm IB đến VIIIB.
Các nguyên tố f thuộc 2 họ nguyên tố Lantan và Actini.
Bài 7: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.
Z | Nguyên tử | Cấu hình electron |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 |
H He Li Be B C N O F Ne Na Mg Al SI P S Cl Ar K Ca |
\(1{s^1}\) \(1{s^2}\) \(1{s^2}2{s^1}\) \(1{s^2}2{s^2}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^1}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^2}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^3}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^4}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^5}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^1}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^2}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^3}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^1}\) \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^2}\) |
Bài 8: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố selen (Z = 34), kripton (Z = 36) và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
Cấu hình electron của Selen (Z = 34) là:
\(Se\left( {Z = 34} \right):1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}4{s^2}4{p^4}\). Se thuộc nhóm VIA, chu kì 4.
Cấu hình electron của kripton (Z = 36) là:
\(Kr\left( {Z = 36} \right):1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}4{s^2}4{p^6}\). Kr thuộc nhóm VIIIA, chu kì 4.