Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Bài tập Vật Lý 10 Nâng cao

Bài C1, 1, 2, 3, 4 trang 229, 230 Sách Vật lý lớp 10 Nâng cao – Hãy chọn câu đúng .Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi thì

Giải bài C1, 1, 2, 3, 4 trang 229, 230 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Bài 46 Định luật Sác-lơ, nhiệt độ tuyệt đối. Công thức (46.5) áp dụng cho khí thực hay khí lí tưởng ?; Hãy chọn câu đúng .Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi thì

Câu C1: Công thức (46.5) áp dụng cho khí thực hay khí lí tưởng ?

Giải :

Công thức \({P \over T} = \)hằng số áp dụng cho khí lí tưởng . Tuy nhiên , có thể áp dụng gần đúng nó cho khí thực có nhiệt  độ và áp suất không cao .


Bài 1: Hãy chọn câu đúng .Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi thì

A.áp suất khí không đổi .

B.số phân tử trong đơn vị thể tích không đổi .

C.số phân tử trong đơn vị thể tich tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ .

D.số phân tử trong đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ .

Chọn B

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 2: Một bình được nạp khí ở nhiệt độ \({33^0}C\) dưới áp suất 300kPa. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ \({37^0}C\)

Giải 

Coi V = hằng số thì \(\eqalign{& {{{p_2}} \over {{p_1}}} = {{{T_2}} \over {{T_1}}} \Rightarrow {p_2} ={{{T_2}} \over {{T_1}}}{p_1} = {{310} \over {306}}.300 \approx 304(kPa) \cr & \Delta p = {p_2} – {p_1} = 4(kPa) \cr} \)


Bài 3: (Nối tiếp bài tập vận dụng ở bài 45)

0,1 mol khí ở áp suất \({p_1} = 2atm\), nhiệt độ \({t_1} = {0^0}C\) có thể tích \({V_1} = 1,12l\) (biểu diễn bởi điểm B trên hình 45.2) . Làm cho khí nóng lên đến nhiệt độ \({t_2} = {102^0}C\) và giữ nguyên thể tích khối khí .

Advertisements (Quảng cáo)

a)Tính áp suất \({p_2} \) của khí .

b) Vẽ tiếp trên đồ thị p-V (Hình 45.2) đường biểu diễn quá trình làm nóng đẳng tích(thể tích không đổi ) nói trên .

Giải 

\(\eqalign{& {{{p_2}} \over {{T_2}}} = {{{p_1}} \over {{T_1}}} \cr & \Rightarrow {p_2} = {{{T_2}} \over {{T_1}}}.{p_1} = {{273 + 102} \over {273}} = 2,75atm \cr} \)

 


Bài 4: Một lượng hơi nước có nhiệt độ \({100^0}C\) và áp suất \({p_{100}} = 1atm\) ở trong bình kín . Làm nóng bình và khí đến nhiệt độ \({150^0}C\) thì áp suất khí trong bình bằng bao nhiêu? Thành lập công thức cho áp suất của khí ở nhiệt độ t (Xen-xi-út) bất kì theo  \({p_{100}}\) .

-Trạng thái thứ nhất của khí :

\(\eqalign{
& {V_1};{t_1} = {100^0}C \cr
& \Rightarrow {T_1} = 373K;{p_1} = {p_{100}} = 1atm \cr} \)

Bình là kín ;coi dãn nở của bình không đánh kể thì ở trạng thái thứ hai có

\(\eqalign{
& {V_2} = {V_1};{t_2} = {150^0}C \Rightarrow {T_2} = 423K;{p_2}? \cr
& {p_2} = {{{T_2}} \over {{T_1}}}.{p_1} = {{423} \over {373}}.1 = 1,134(atm) \cr} \)

– Ở trạng thái nào đó có \(V = {V_1};t;p\) thì công thức tính áp suất ở trạng thái đó theo áp suất ở \({100^0}C\) là :

\(p = {{t + 273} \over {373}}.{p_1}.\)

Advertisements (Quảng cáo)