“Làm việc chăm chỉ là điều rất quan trọng, nhưng làm việc một cách khôn ngoan còn quan trọng hơn nhiều.”
“Chăm chỉ = nghiêm túc và liên tục nỗ lực để hoàn thành điều đã định.”
“Em phải học thật chăm chỉ nếu muốn đạt được điểm 10 trong kỳ thi này!”
“Đừng có mà lười biếng. Con phải học chăm lên đấy!”
“Phải học cho thật chăm thì cháu mới đạt được các mục tiêu trong đời mình.”
Đó chỉ mới là vài lời khuyên của những người thân xung quanh ta thôi đấy, những người tin tưởng vào giá trị của sự chăm chỉ. Với nhiều người trong chúng ta, những lời khuyên này quả thật là một nỗi đau dai dẳng bởi chúng ta cứ luôn bị thúc giục phải làm việc cật lực. Chăm chỉ và cố gắng là cần thiết để đạt được một số thành công, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Câu ngạn ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” có thể không còn hoàn toàn thích hợp trong thời đại ngày nay.
Bạn đã từng nếm mùi thức khuya lơ khuya lắc học cật lực cho kỳ thi mà vẫn không đạt được kết quả như ý? Chẳng phải người ta nói chỉ cần chăm chỉ là có thể đạt được thành công hay sao? Thật ra thì câu này ta nghe nhiều lắm rồi, đặc biệt là từ các ông bố, bà mẹ của chúng ta.
Nếu sự chăm chỉ đơn thuần không hứa hẹn một kết quả mỹ mãn, vậy thì cái gì mới có thể làm được điều này?
Cuộc thi đốn gỗ
Có hai anh tiều phu nọ cùng tham gia cuộc thi đốn gỗ. Cả hai người đều rất khỏe và quyết tâm giành chiến thắng. Tuy nhiên, cách đốn gỗ của hai người lại rất khác nhau: một người cực kỳ chăm chỉ, đốn mọi cây gỗ xung quanh mình và làm việc với một nhịp độ cực nhanh, thậm chí đôi lúc còn bỏ ăn để tập trung toàn lực cho công việc; người còn lại thì lại có vẻ thoải mái, thảnh thơi hơn, vẫn giữ thời gian nghỉ ngơi và làm việc một cách hợp lý.
Anh thợ chăm chỉ làm việc cật lực cả ngày, bỏ cả ăn và nghĩ rằng thế nào sự chăm chỉ của mình cũng được bù đắp xứng đáng. Trong khi đó, đối thủ của anh thì ngừng lại để ăn trưa và nghỉ ngơi một tiếng đồng hồ trước khi trở lại làm việc. Kết thúc cuộc thi, người chiến thắng lại là anh thợ làm việc với tâm thế thoải mái ấy. Anh thợ chăm chỉ cảm thấy rất thất vọng và bất công.
Anh bèn đến hỏi đối thủ của mình:
– Tôi thật không hiểu, tôi làm việc chăm hơn anh, nhiều hơn anh. Thậm chí tôi còn không dám dừng lại để ăn nữa cơ. Còn anh, anh vẫn nghỉ ngơi bình thường, vậy mà vẫn thắng cuộc. Điều này thật không công bằng. Tôi đã làm gì sai chứ?
Người thợ chiến thắng mỉm cười đáp:
– Trong lúc nghỉ ngơi, tôi tranh thủ mài lại rìu của mình.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu chuyện này giúp ta rút ra một kinh nghiệm rằng: chăm chỉ có thể giúp ta hoàn thành công việc, nhưng đôi khi sự khôn ngoan là rất cần thiết để ta đạt được kết quả mong muốn.
Cần làm việc một cách khôn ngoan
Sự cần cù, chăm chỉ quan trọng thật đấy, nhưng đôi khi nó khiến ta cứ cắm đầu vào làm mà không hề dừng lại để suy nghĩ. Hãy trở lại câu chuyện về hai anh tiều phu trên. Người làm việc chăm hơn lại thua cuộc, bởi anh không nhận ra rằng bên cạnh việc dồn mọi sức lực để đốn gỗ, thì công cụ làm việc (trong trường hợp này là chiếc rìu) cũng là ột yếu tố vô cùng quan trọng để giúp anh đốn cây nhanh hơn. Với một chiếc rìu cùn, anh phải mất nhiều thời gian và công sức hơn để đốn ngã một cây gỗ. Đó là lý do vì sao làm việc cần mẫn liên tục lại không phải lúc nào cũng vậy.
Một ví dụ rất dễ thấy là trong trường học, có những học sinh học ngày học đêm nhưng điểm thi vẫn cứ thấp lè tè. Trong khi đó, có những nhóm bạn khác cũng học chăm nhưng vẫn có thời gian thư giãn bình thường thì lại đạt thành tích cao hơn. Nội dung kiến thức của hai nhó học sinh này là hoàn toàn giống nhau, nhưng điều gì giúp cho nhó thứ hai đạt được thành tích cao hơn nhóm thứ nhất? Có phải nhóm thứ hai thông minh hơn? Có thể là vậy, nhưng nguyên nhân chính là cách mỗi người nắm bắt cùng một bài học và cách học của họ như thế nào. Họ đã chọn một cách học thông minh, đó là học chăm chỉ và khôn ngoan.
Chúng ta phải vừa chă chỉ và vừa khôn ngoan trong mỗi việc ta làm. Đó chính là lý do mà mỗi chúng ta sinh ra đều có cơ bắp lẫn trí tuệ. Chúng ta cần phải sử dụng cả hai, dù không phải lúc nào cũng vậy.
Cô bé và quả dưa hấu
Một người mẹ đưa cô con gái nhỏ của mình đến thăm một trang trại dưa hấu. Cô bé đi quanh quẩn một mình và chợt nảy ra ý định muốn mua cho mẹ một quả dưa. Trông thấy một quả thật lớn, em bèn hỏi người chủ ruộng dưa xem giá của nó là bao nhiêu.
- Quả này à? Giá của nó là năm đô la. – Người chủ trang trại đáp.
- Nhưng cháu chỉ có 50 xu thôi. – Cô gái nhỏ thất vọng. – Cháu muốn mua cho mẹ cháu một quả…
Cảm động trước tình cảm của cô bé, người chủ trang trại nhìn quanh, đoạn ông chỉ vào một quả dưa nhỏ hơn rồi nói:
- Quả này thì sao nào? Nó chỉ có 50 xu thôi.
Nghe thấy thế, cô gái nhỏ tươi tỉnh hẳn lên:
- Tuyệt quá. Cháu sẽ mua nó. – Cô đáp rồi trả tiền cho bác nông dân. – Bác đừng hái nó nhé. Bác cứ để nó trên dây ấy. Một tháng nữa cháu sẽ quay lại lấy nó. Cảm ơn bác!
Bác nông dân chỉ còn biết đứng ngẩn ra vì kinh ngạc. Đôi khi, suy nghĩ đơn giản là suy nghĩ khôn ngoan.
Hãy làm việc chăm chỉ để có được sự khôn ngoan
“Làm việc chăm chỉ hay làm việc khôn ngoan đây?”
Advertisements (Quảng cáo)
Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Có người chỉ tin tưởng vào sự chăm chỉ. Họ cho rằng để thành công, điều hiển nhiên là phải bỏ ra thật nhiều thời gian. Một số khác lại chủ trương làm việc một cách khôn ngoan – chứ không phải chă chỉ – sẽ mang lại kết quả tốt. Những người này tin rằng để đi đến thành công, cần phải tìm ra con đường hiệu quả nhất để hoàn thành công việc.
Mỗi quan niệm trên đều có điểm ưu việt và điểm bất lợi của nó.
cách khôn ngoan. Khi làm việc theo hướng này, chúng ta sẽ có được những ưu điểm của cả hai phương pháp trên. Làm việc một cách khôn ngoan nghe có vẻ thú vị và hiệu quả thật đấy, nhưng chúng ta vẫn phải J thêm vào đó sự cần mẫn nữa. Nó có lý do cả đấy, bạn ạ.
Để làm việc một cách khôn ngoan, chúng ta cần áp dụng 5 cách thức sau:
1. Chăm chỉ để tìm ra cách làm việc hiệu quả nhất
Hãy luôn để ý đến các cách thức làm việc hiệu quả. Đó có thể là kết đơn giản cùng một lúc. Lược bớt các bước không cần thiết, gia tăng tốc độ làm việc hay gom chung một số bước là những cách thức rất đáng để bạn quan tâm.
2. Chăm chỉ để thích ứng với những thay đổi
Trong xu thế hiện nay, thay đổi là điều tất yếu. Nếu không thích ứng hay không đủ nhanh nhạy để thích ứng với những biến đổi đang xảy ra quanh mình, chắc chắn chúng ta sẽ tụt hậu. Thế nên, ta phải luôn trong tư thế sẵn sàng để nhận thấy những biến chuyển và thích nghi với chúng để có thể tiến về trước.
3. Chăm chỉ để lên kế hoạch càng xa càng tốt
Với những thay đổi luôn diễn ra quanh mình, việc lên kế hoạch trước cho tương lai là một điều rất quan trọng để không rơi vào thế bị động và để bắt nhịp nhanh với hoàn cảnh không hay có thể xảy đến.
4. Chăm chỉ học hỏi từ những sai lầm
Học hỏi từ những sai lầm là cách tuyệt vời để tiếp nhận những kiến thức mới và nhìn nhận lại những quan niệm chưa đúng. Không những học hỏi từ sai lầm của bản thân, chúng ta cũng nên học hỏi từ sai lầm của những người khác nữa. Những người quanh ta vẫn có thể đi sai đường, hoặc rẽ nhầm lối, vậy thì tại sao ta không học hỏi từ họ để bản thân mình không lặp lại những sai lầm tương tự?
5. Chăm chỉ bắt kịp với công nghệ mới nhất
Trong thời đại ngày nay, với những tiện ích có sẵn và việc kết nối dễ dàng với máy tính, Internet và dòng điện thoại có ứng dụng thông minh, thông tin đến với chúng ta vô cùng dễ dàng. Các phương tiện kỹ thuật còn giúp chúng ta soạn thảo và lưu trữ tài liệu, những phần mềm khác nhau cũng luôn có sẵn để giúp chúng ta làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Năm lời khuyên nhỏ trên sẽ giúp ích bạn trên hành trình làm việc một cách khôn ngoan.
Câu chuyện về hai ông chủ
Có hai ông chủ nọ có năng lực ngang nhau và cũng thành công như nhau trong công việc kinh doanh của mình.
Ông chủ thứ nhất luôn tự mình để mắt đến tất cả mọi chuyện. Ông cho rằng thuê một đội ngũ nhân viên chỉ tổ ném tiền qua cửa sổ. Thế nên ông là người lên ý tưởng, lập kế hoạch, quản lý công việc và kiêm luôn tất tần tật những việc linh tinh khác. Với hàng mớ công việc đó, ông luôn tất bật cả ngày và biến mình thành một kẻ đáng tội nghiệp.
Ngược lại, ông chủ thứ hai thì lại giao việc cho người khác. Ông thuê một thư ký để quản lý việc hành chính, một kế toán để xử lý các vấn đề tài chính, v.v. Với một đội ngũ nhân viên đảm đương từng bộ phận cho công ty, ông có thời gian để chỉ tập trung vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh của mình. Không bao giờ thấy ông quá tải vì ông vẫn có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi.
Một năm sau, ông chủ đầu tiên phải ngưng công việc vì sức khỏe yếu, trong khi ông chủ thứ hai mở rộng thêm chi nhánh kinh doanh của mình và còn thành công hơn trước.
Câu chuyện đơn giản trên giúp chúng ta nhận ra một điều rằng: làm việc chăm chỉ có thể giúp ta thành công, nhưng làm việc một cách khôn ngoan có thể giúp ta tiến xa hơn nữa.
Kết luận
Chúng ta cần làm việc chăm chỉ để đúc rút được cách làm việc khôn ngoan.