Khi làm việc một cách khôn ngoan, hoa lợi thu về sẽ bằng hoặc nhiều hơn làm việc một cách chăm chỉ.
Chúng ta sẽ có được kết quả thế nào?
Vì đối mặt với thử thách phải hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian ngắn định trước, đôi khi chúng ta tự đánh lừa bản thân rằng không thể nào đạt được kết quả mà thực ra hoàn toàn nằm trong tầm tay mình. Chúng ta thường lấy lý do không đủ thời gian để biện minh cho thất bại của mình, cho việc mình không thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Chỉ với 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày và quá nhiều việc phải làm, chúng ta thực sự có bao nhiêu thời gian để nhận ra mơ ước của mình và đạt tới đích nhắm?
Đây là lý do vì sao nhiều người trong số chúng ta dường như không thể nào đạt được kết quả mà mình mong muốn. Chúng ta cứ luôn bị lôi kéo theo nhiều hướng khác nhau. Vậy có cách nào để vượt qua vấn đề này?
Cân bằng giữa làm việc và vui chơi
“Học mà không chơi đánh rơi tuổi trẻ; Chơi mà không học bán rẻ tương lai” – câu nói quen thuộc này đã tó gọn vấn đề giữa việc học hành chăm chỉ và trạng thái căng thẳng quá mức. Cần mẫn là phẩm chất quan trọng để đạt được mục tiêu đề ra, nhưng chúng ta cũng cần phải để cho cơ thể mình được nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị quá tải.
Chúng ta cần hiểu rằng việc học không giống như cuộc chạy đua nước rút 100 mét mà nó tương tự như cuộc chạy marathon đường trường. Chúng ta phải biết cách phân phối sức cho đều cũng như phải bền bỉ và nhẫn nại. Học hành là một hành trình dài. Vì thế, ta nên xem việc học như một phần của sinh hoạt hằng ngày và biết kết hợp giữa học và chơi.
Câu chuyện về sợi dây thun
Một chàng trai trẻ uốn tìm ra cách để tối ưu hóa thời gian, nỗ lực và công việc của mình. Thế nên anh đến gặp một thiền sư để tìm câu trả lời. Biết được ý định của anh, vị thiền sư đưa anh đến gặp và quan sát hai người khác nhau.
Người đầu tiên là một doanh nhân thành đạt luôn bận rộn hết việc này đến việc khác. Ông trông thật căng thẳng và mệt mỏi trong nhịp sống hối hả của mình.
Người thứ hai mà họ gặp là một anh chàng lười biếng chẳng bao giờ chịu làm gì cả. Anh ta chỉ lơ đãng nhìn quanh và không buồn động chân động tay vào bất cứ công việc gì.
Advertisements (Quảng cáo)
Sau khi quan sát hai người, vị thiền sư hỏi chàng trai xem ai mới là hình ẫu anh mong muốn. Chàng trai trẻ kinh ngạc trước câu hỏi, bởi chẳng ai trong số họ là tấm gương đáng noi theo cả. Doanh nhân kia dù thành đạt thật đấy, nhưng cuộc sống của ông ta có quá nhiều áp lực. Trong khi đó, anh chàng lười biếng thì chỉ biết lãng phí thời gian và cuộc sống của chính mình.
Chàng trai trẻ suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Nếu hai người này có sự dung hòa trong cuộc sống, tức là họ sắp xếp được thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý thì mới là tốt nhất”.
Vị thiền sư nghe xong mỉm cười:
“Đúng thế. Anh đã nhận ra được tầm quan trọng của sự cân bằng. Hãy tưởng tượng một sợi dây thun lúc nào cũng bị kéo căng. Đó là hình ảnh của vị doanh nhân kia. Và hãy nghĩ đến sợi dây thun chẳng bao giờ được kéo ra, giống tình trạng của anh chàng lười biếng ấy. Chúng ta cũng giống như những sợi dây thun đó vậy, nên hãy căng mình ra khi làm việc để đạt kết quả
tốt nhất. Nhưng khi nghỉ ngơi, hãy quên hết mọi lo âu để cơ thể được hoàn toàn thư giãn.”
Chàng trai trẻ gật đầu thấm thía và cảm ơn vị thiền sư về bài học quý báu.
Advertisements (Quảng cáo)
Chúng ta có thể học được gì từ điều này? Đó là: Học ra học, chơi ra chơi.
Tối đa hóa thời gian và nỗ lực
Mỗi người đều có lượng thời gian như nhau trong ngày. Cho nên sử dụng tối đa nỗ lực và thời gian của mình để đạt được thành tựu cao nhất là một việc rất đúng đắn và cần thiết.
Vì vậy, chúng ta cần xem lại cách sử dụng thời gian của mình đã thật sự hiệu quả chưa, và liệu khoảng thời gian chúng ta dành cho từng công việc có đủ để đạt kết quả mà ta mong muốn hay không.
Tận dụng thời gian mọi lúc
Một trong những cách sử dụng thời gian hiệu quả nhất là áp dụng nguyên tắc: tận dụng thời gian mọi lúc. Điều này có nghĩa là hãy nghĩ đến việc có thể làm trong thời gian chờ đợi ai đó, trong lúc lau dọn phòng, v.v. Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng thời gian ngay cả khi đang làm việc khác đấy. Rất dễ thấy nhiều bạn nhắn tin, chơi điện tử trên điện thoại hay đơn giản là chẳng làm gì cả trong khi chờ đợi. Vậy sao không nghĩ đến những việc ích lợi hơn như đọc sách hay lấy sách ra ôn bài?
Thường thì những bạn học sinh có thành tích cao tận dụng thời gian của họ rất tốt, chẳng bao giờ chịu lãng phí chút nào đâu. Họ ghi những dòng ghi chú hữu ích trong sổ tay để có thể ôn lại bất kỳ lúc nào. Với những kỹ thuật sẵn có, họ cũng có thể đăng tải ghi chú trực tuyến và đọc nó mọi lúc mọi nơi. Đây là cách thuận tiện và hữu ích để tối ưu hóa thời gian cũng như nỗ lực.
Những người thành công biết được tầm quan trọng của thời gian và xem đó như là một nguồn lực quý giá của mình. Với họ, thời gian chính là sự sống, vì vậy, phí phạm thời gian tức là không biết tôn trọng sự sống. Chúng ta cũng nên noi theo những tấm gương ấy để tận dụng thời gian của mình hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất.
Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan
Hầu hết chúng ta đều không xa lạ gì với định lý Pitago: Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Ấy vậy mà mấy ai đã từng nghe qua giai thoại rằng, nhà toán học Pitago (580 TCN – 500 TCN) đã khám phá ra định luật đó trong khi chờ diện kiến Polycrates, vị vua cai trị thành phố Samos.
Trong lúc chờ đợi, Pitago dạo quanh sảnh cung điện và quan sát xung quanh. Ông nhìn xuống chân mình và trông thấy những phiến đá vuông dùng để lót nền. Vốn không phải là người quen để đầu óc rảnh rang, ông bắt đầu suy nghĩ và hình dung xem nếu có một đường chéo chia hình vuông thành hai ta giác vuông thì sẽ thế nào. Từ đó, ông nghiền ngẫm vấn đề và cuối cùng khám phá ra định lý mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là Định lý Pitago.
Giai thoại này cho ta thấy rằng thời gian chờ đợi có thể được tận dụng hữu hiệu để thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Kết luận
Khi chúng ta tối ưu hóa thời gian cũng như nỗ lực của mình, chúng ta có thể tối ưu hóa kết quả đạt được.