Tham khảo dưới đây đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 trường THPT Thuận Thành 2018, được cập nhật chi tiết dưới đây:
Phần I: Đọc Hiểu (3 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Con sẽ không đợi một ngày kia
Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn
… ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Advertisements (Quảng cáo)
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?
(Mẹ – Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Advertisements (Quảng cáo)
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến anh, chị đồng cảm sâu sắc nhất?
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trên anh, chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2 (5 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
” Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương dừng bay đi.”
(Vội Vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB giáo dục 2011)
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải tới trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB giáo dục 2011)