Câu 1 : Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và nồng độ C02.
Quan hệ giữa nồng độ C02 với quang hợp: C02 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp. Nồng độ C02 trong không khí quyết định cường độ của quá trình quang hợp.
– Điểm bù C02: nồng độ C02 tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
– Điểm bão hòa C02: nồng độ C02 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất. Nồng độ C02 trong không khí (0,03%) là thích hợp với quá trình quang hợp.
Tuy nhiên, trong thực tế có thể đưa nồng độ C02 đến 0,1% để tăng cường độ quang hợp lên nhiều lần.
Câu 2 : Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng.
* Trong các yếu tố môi trường liên quan đến quang hợp thì ánh sáng là yếu tố cơ bản để tiến hành quang hợp. Cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp.
– Điểm bù ánh sáng: Cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau.
– Điểm bão hòa ánh sáng: Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
* Về thành phần quang phổ ánh sáng: Mối quan hệ giữa cường độ quang hợp và thành phần quang phổ ánh sáng, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng: Nếu cùng một cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
Advertisements (Quảng cáo)
Người ta đã dựa vào đặc điểm quang hợp của cây ưa sáng, cây ưa bóng để trồng ở các nơi thích hợp nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Câu 3: Nêu đặc điểm của mối quan hệ giữa nhiệt độ và quang hợp.
Đặc điểm của sự quan hệ giữa nhiệt độ với quang hợp: Hệ số nhiệt Q10 đối với pha sáng 1,1 – 1,4; đối với pha tối là: 2-3. Như vậy, cường độ quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ. Sự phụ thuộc giữa nhiệt độ và quang hợp theo chiều hướng: khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh và thường đạt cực đại ở 25 – 35°C rồi sau đó giảm mạnh đến 0.
Câu 4: Nêu vai trò của nước đối với quang hợp.
Vai trò của nước đối với quang hợp:
Advertisements (Quảng cáo)
– Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước, do đó ảnh hưởng đến độ mở khí khổng, tức là ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ C02 vào lục lạp.
– Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thước của lá.
– Nước ảnh hướng đến tốc độ vận chuyển các sản phấm quang hợp.
– Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hiđrat hóa của chất nguyên sinh và do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của hệ thống enzim quang hợp.
– Quá trình thoát hơi nước đã điều hòa nhiệt độ của lá, do đó ảnh hưởng đến quang hợp.
– Nước là nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp với việc cung cấp H+ và điện tử cho phản ứng sáng.
Câu 5: Nêu vai trò của dinh dưỡng khoáng đối với quang hợp.
Vai trò của dinh dưỡng khoáng đối với quang hợp:
Các nguyên tố đại lượng và vi lượng như: N, P, K, S, Mg, Fe, Cu… bón cho cây với liều lượng và tỉ lệ thích hợp sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình tổng hợp hệ sắc tố quang hợp, khá năng quang hợp, diện tích lá, bộ máy enzim quang hợp và cuối cùng là đến hiệu suất quang hợp và năng suất cây trồng.
Câu 6: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là:
A. Xanh lục.
B. Vàng.
C. Xanh tím.
D. Đỏ.
E. Da cam