Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Bài tập Sinh học 11 Nâng cao

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 24 SGK Sinh học 11 Nâng cao – Nêu quá trình cố định nitơ khí quyển và vai trò của nó. 

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 24 SGK Sinh học 11 Nâng cao. Giải bài tập trang 24 SGK Sinh học 11 Nâng cao. Câu 1: Nêu vai trò của nitơ trong đời sống thực vật. ; Nêu quá trình cố định nitơ khí quyển và vai trò của nó.

Câu 1: Nêu vai trò của nitơ trong đời sống thực vật.

Vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật: Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và do đó nó quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch. Nitơ có trong thành phần của hầu hết các chất trong cây: prôtêin, axit nuclêic, các sắc tố quang hợp, các hợp chất dự trữ năng lượng: ADP, ATP, các chất điều hòa sinh trưởng… Như vậy, nitơ vừa có vai trò cấu trúc, vừa tham gia vào các quá trình trao đổi chất và năng lượng. Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng.


Câu 2: Nêu quá trình cố định nitơ khí quyển và vai trò của nó.

*   Quá trình cố định nitơ khí quyển: Nitơ phân tử (N2) có lượng lớn trong khí quyển và mặc dù “tắm mình trong biển khí nitơ phần lớn thực vật vẫn hoàn toàn bất lực trong việc sử dụng khí nitơ này. May mắn thay nhờ có enzim nitrogenaza và lực khử mạnh, một số vi khuẩn sống tự do và cộng sinh đã thực hiện được việc khử N2 thành dạng nitơ cây có thể sử dụng được: NH4 . Các nhóm vi khuẩn tự do có khả năng cố định nitơ khí quyển như: Azotobacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc… và các vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabaena azolleae trong bèo hoa dâu). Quá trình đó có thể tóm tắt:

 Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra:

–   Có các lực khử mạnh.

–   Được cung cấp năng lượng ATP.

–   Có sự tham gia của enzim nitrogenaza.

–   Thực hiện trong điều kiện kị khí.

Hai điều kiện: lực khử và năng lượng do vi khuẩn có khả năng cố định nitơ tự tạo ra hoặc lấy ra từ quá trình quang hợp, hô hấp, lên men của cơ thể cộng sinh.

Advertisements (Quảng cáo)

*   Các vi khuẩn tự do có thể cố định hàng chục kg gốc NH4+/ha/năm, các vi khuẩn cộng sinh có thể cố định hàng trăm kg NH4+/ha/năm.


Câu 3: Nêu vai trò của quá trình khử NO3 và quá trình đồng hoá NH3 trong cây.

*  Vai trò của quá trình khử NO3 :

Cây hút được từ đất cả hai dạng nitơ ôxi hóa (NO3) và nitơ khử  (NH4+), nhưng cây chỉ cần dạng  NH4+ để hình thành các axit amin nên việc trước tiên mà cây phải làm là biến đổi dạng NO3 thành dạng NH4+ :

NO3 -> NO2 -> NH4+

NH4+ là nguyên liệu hình thành các axit amin cho cây sử dụng.

*  Vai trò của quá trình đồng hóa NH3 trong cây:

Advertisements (Quảng cáo)

Quá trình hô hấp của cây tạo ra các axit (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi nitơ các axit này có thêm gốc NH2 để thành các axit amin.

Có 4 phản ứng khử amin hóa để hình thành các axit amin:

–    Axit piruvic + NH3 + 2H+ -> alanin + H20

–    Axit glutamic + NH3 + 2H+ -> glutamin + H20

–    Axit fumaric + NH3 -> aspactic

–    Axit oxaloaxetic + NH3 + 2H-> aspactic + H20

Từ các axit amin này, thông qua quá trình chuyển amin hóa, 20 axit amin sẽ được hình thành trong mô thực vật và là nguyên liệu để hình thành các loại prôtêin khác nhau, cũng như các hợp chất thứ cấp khác.,

Các axit amin được hình thành còn có thể kết hợp với nhóm NH3 hình thành các amit: axit amin đicacboxilic + NH3 -> amit.

Đây là cách tốt nhất để thực vật không bị ngộ độc khi NH3 bị tích lũy.


Câu 4: Hãy nêu mối quan hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hoá NH3 trong cây.

Mối quan hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hoá NH3 trong cây là: Chu trình Crep cung cấp các axit để đồng hoá NH3 trong cây.


Câu 5: Chọn phương án trả lời đúng. Quá trình khử NO3– (NO3 ->  NH4+ ):

A. Thực hiện chỉ ở thực vật và tảo.

B. Là quá trình ôxi hóa nitơ trong không khí.

C. Thực hiện nhờ enzim nitrôgenaza.

D. Bao gồm phản ứng khử NO2 thành NO3 .

E. Không có ý nào đúng.

A

Advertisements (Quảng cáo)