Câu 1-2.4. Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.
Thước đo độ dài |
Độ dài cần đo |
1. Thước thẳng có GHĐ 1,501 và ĐCNN 1cm 2. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm 3. Thựớc kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm |
A. Bề dày cuốn Vật lí 6 B. Độ dài lớp học của em C. Chu vi miệng cốc |
– Chọn thước 1 để đo độ dài B (1-B). Vì độ dài của lớp học tương đối lớn, cỡ khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học sẽ chỉ phải đo ít lần hơn, nên chính xác hơn do đó nên chọn thước 1.
Mặc dù, thước 1 có ĐCNN lớn nhất (1cm) so với 2 thước còn lại, nhưng trong thực tế dùng thước 1 vẫn phù hợp so với độ dài lớp học.
– Chọn thước 2 để đo độ dài c (2-C), vì chu vi miệng cốc là độ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.
Advertisements (Quảng cáo)
– Chọn thước 3 để đo độ dài A (3-A), vì bề dày cuốn Vật lí 6 nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì việc đo và ghi kết quả đo sẽ càng chính xác hơn. Do đó nên chọn thước 3.
Câu1-2.5. Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?
Advertisements (Quảng cáo)
Thước thẳng, thước mét, thước nửa mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp, … Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo. Ví dụ, thước dây để đo những độ dài cong, như số đo vòng ngực, vòng bụng cơ thể, thước cuộn để đo những độ dài lớn; thước thẳng, ngắn để đo những độ dài nhỏ và thẳng…
Câu 1-2.6. Hãy tìm cách đo độ dài sân trường em bằng một dụng cụ mà em có. Hãy mô tả thước đo, trình bày cách đo và tính giá trị trung bình của các kết quả đó trong tổ của em.
Tùy theo từng học sinh. Tuy nhiên nên chọn thước có GHĐ lớn để số lần đo ít. Đo các chiều của sân trường có thể bằng thước cuộn. Một bạn giữ dầu thước tại 1 điểm đầu của sân trường. Một bạn kéo thước đo tới khi nào đến GHĐ của thước. Đo đến hết chiều dài của sân. Sau đó cộng kết quả của các lần đo lại. Ta sẽ được số đo của sân trường.