Bài 15.6. Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cân Rô-béc-van. B. Cân đồng hồ.
C. Cân đòn. D. Cân tạ.
Chọn B
Trong các loại cân trên thì cân đồng hồ không phải là một ứng dụng của đòn bẩy vì đây là ứng dụng về lực đàn hồi.
Bài 15.7. Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cái búa nhổ đinh.
B. Cái cần kéo nước từ dưới giếng lên.
C. Cái mở nút chai.
D. Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng đế kéo cờ lên và hạ cờ xuống.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn D
Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo cờ lên và hạ cờ xuống thường là một cái ròng rọc nên nó không dùng đòn bẩy.
Bài 15.8. Trong hình 15.5, những người Ai Cập cổ đại đang dùng dụng cụ được cấu tạo dựa trên nguyên tắc hoạt động của
A. mặt phẳng nghiêng.
B. đòn bẩy.
C. đòn bẩy phối hợp với ròng rọc
D. mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn B
Trong hình 15.5, những người Ai Cập cổ đại đang dùng dụng cụ được cấu tạo dựa trên nguyên tắc hoạt động của đòn bẩy
Bài 15.9. Trong hình 15.6, người ta dùng đòn bẩy có điếm tựa O để bẩy một vật trọng lượng P. Dùng lực bẩy nào sau đây là có lợi nhất? Biết mũi tên chỉ lực càng dài thì cường độ của lực càng lớn.
A. Lực F1 B. Lực F2.
C. Lực F3. D. Lực F4.
Chọn D
Dùng lực bẩy F4 là có lợi nhất vì cánh tay đòn lực này là đoạn OD dài nhất.
Hãy dùng đặc điểm sau đây của đòn bẩy để trả lời các câu 15.10 và 15.11: Trong đòn bẩy, nếu O2O lớn hơn O1O bao nhiêu lần thì F2 nhỏ hơn F1 bấy nhiêu lần.
Bài 15.10. Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng
đòn bẩy có
A. O2O = O1O. B. O2O > 4O1O.
C. O1O = 4O2O. D. 4O1O > O2O > 2O1O.
Chọn B
Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có các cánh tay đòn O2O > 4O1O