Câu 21: Trên hành tinh của chúng ta, đại dương nào lớn nhất?
Em hãy điền các số thích hợp vào ô vuông để có đẳng thức đúng. Sau đó, viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô ở hàng dưới cùng, em sẽ trả lời được các câu hỏi nêu trên.
B. \({7 \over 4} = {{} \over {28}}\) I. \({6 \over {13}} = {{} \over { – 26}}\)
N. \({{ – 5} \over {13}} = {{} \over {39}}\) T. \({7 \over {21}} = {{28} \over {}}\)
U. \({4 \over {11}} = {{20} \over {}}\) O. \({\rm{}}{5 \over {25}} = {{15} \over {}}\)
H. \({1 \over 5} = {{} \over {55}}\) A. \({5 \over 8} = {{} \over {40}}\)
G. \({{ – 3} \over {17}} = {{ – 15} \over {}}\) D. \({\rm{}}{4 \over {16}} = {{20} \over {}}\)
84 |
11 |
25 |
-12 |
16 |
-12 |
-15 |
11 |
80 |
55 |
75 |
-15 |
85 |
B. \({7 \over 4} = {{} 16\over {28}}\) Vậy chữ B tương ứng với số 16
I. \({6 \over {13}} = {{} -12\over { – 26}}\). Vậy chữ I tương ứng với số -12
N. \({{ – 5} \over {13}} = {{} -15\over {39}}\). Vậy chữ N tương ứng với số -15
T. \({7 \over {21}} = {{28} \over 84{}}\). Vậy chữ T tương ứng với số 84
U. \({4 \over {11}} = {{20} \over 55{}}\). Vậy chữ U tương ứng với số 55
O. \({\rm{}}{5 \over {25}} = {{15} \over 75{}}\). Vậy chữ O tương ứng với số 75
H. \({1 \over 5} = {{} 11\over {55}}\). Vậy chữ H tương ứng với số 11
A. \({5 \over 8} = {{} 25\over {40}}\). Vậy chữ A tương ứng với số 25
G. \({{ – 3} \over {17}} = {{ – 15} \over 85{}}\). Vậy chữ G tương ứng với số 85
Advertisements (Quảng cáo)
D. \({\rm{}}{4 \over {16}} = {{20} \over 80{}}\). Vậy chữ D tương ứng với số 80
T |
H |
A |
I |
B |
I |
N |
H |
D |
U |
O |
N |
G |
84 |
11 |
25 |
-12 |
16 |
-12 |
-15 |
11 |
80 |
55 |
75 |
-15 |
85 |
Đại dương lớn nhất hành tinh chúng ta là Thái Bình Dương.
Câu 22: Cho biểu thức: \(A = {3 \over {n – 2}}\)
a) Tìm các số nguyên n để biểu thức A là phân số.
b) Tìm các số nguyên n để A là một số nguyên.
a) A là phân số khi và chỉ khi n-2 ≠ 0 \( \Rightarrow \) n ≠ 2. Vậy n ≠ 2, n ∈ Z thì A là phân số.
b) A là số nguyên khi và chỉ khi: 3 ⋮ (n-2) hay (n-2) ∈ Ư (3)
Ư (3) = (-3;-1;1;3)
n – 2 = -3 \( \Rightarrow \) n = -1
Advertisements (Quảng cáo)
n – 2 = -1 \( \Rightarrow \) n = 1
n – 2 = 1 \( \Rightarrow \) n = 3
n – 2 = 3 \( \Rightarrow \) n = 5
Vậy \(n \in \left\{ { – 1;1;3;5} \right\}\) thì \(A = {3 \over {n – 2}}\) là số nguyên.
Câu 23: Giải thích tại sao các phân số sau đây bằng nhau:
a) \({{ – 21} \over {28}} = {{ – 39} \over {52}}\) b) \({{ – 1717} \over {2323}} = {{ – 171717} \over {232323}}\)
a) Cách 1:
\({{ – 21} \over {28}} = {{ – 21:7} \over {28:7}} = {{ – 3} \over 4}\) (1)
\({{ – 39} \over {52}} = {{ – 39:13} \over {52:13}} = {{ – 3} \over 4}\) (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: \({{ – 21} \over {28}} = {{ – 39} \over {52}}\)
Cách 2: -21.52 = -1092
28.(-39) = 1092
Suy ra: -21.52 = 28.(-39). Vậy \({{ – 21} \over {28}} = {{ – 39} \over {52}}\)
b)
\({{ – 1717} \over {2323}} = {{ – 1717:101} \over {2323:101}} = {{ – 17} \over {23}}\) (3)
\({{ – 171717} \over {232323}} = {{ – 171717:10101} \over {232323:10101}} = {{ – 17} \over {23}}\) (4)
Từ (3) và (4) suy ra: \({{ – 1717} \over {2323}} = {{ – 171717} \over {232323}}\)
Câu 24: Có thể có phân số \({a \over b}\) (a,b ∈ Z, b ≠ 0) sao cho
\({a \over b} = {{a.m} \over {b.n}}\) (m, n ∈ Z; m, n ≠ 0 và m ≠ n) hay không?
Cho phân số \({a \over b}\) (a,b ∈ Z, b ≠ 0 )
\({a \over b} = {{a.m} \over {b.n}}\) (n ∈ Z; m, n ≠ 0 và m ≠ n)
Suy ra: a = 0 vì \({0 \over b} = {{0.m} \over {b.n}} = 0\) (m,n ≠ 0 và m ≠ n).