Trang Chủ Sách bài tập lớp 7 SBT Toán 7

Bài 86, 87, 88 trang 53 SBT Toán 7 tập 2: Hãy tìm điểm M nằm trong góc xOy, cách đều Ox, Oy và cách đều A, B

Bài Ôn tập chương III SBT Toán lớp 7 tập 2. Giải bài 86, 87, 88 trang 53 Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 2. Câu 86: Cho hình sau trong đó G là trọng tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng…

Câu 86: Cho hình sau trong đó G là trọng tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng:

a) \({S_{AGC}} = 2{{\rm{S}}_{GMC}}\)

b) \({S_{Gmb}} = {S_{GMC}}\)

c) \({S_{AGB}} = {S_{AGC}} = {S_{BGC}}\)

a) G là trọng tâm của ∆ABC

\( \Rightarrow \) GA = 2GM (tính chất đường trung tuyến)

∆AGC và ∆GMC có chung đường cao kẻ từ đỉnh C đến AM.

Cạnh đáy GA = 2GM

Chiều cao chung của hai tam giác

Suy ra: \({S_{AGC}} = 2{{\rm{S}}_{GMC}}\)      (1)

b) ∆GMB và ∆GMC có cạnh đáy MB = MC, chung chiều cao kẻ từ đỉnh G đến cạnh BC

Advertisements (Quảng cáo)

\({S_{Gmb}} = {S_{GMC}}\)                                  (2)

c) Hai tam giác AGB và GMB có chung chiều cao kẻ từ đỉnh B đến cạnh AM.

AG = 2GM (chứng minh trên)

Suy ra:

\(\eqalign{
& {S_{AGB}} = 2{{\rm{S}}_{GMB}}\left( 3 \right) \cr
& {S_{BGC}} = {S_{GMB}} + {S_{GMC}} = 2{S_{GMB}}\left( 4 \right) \cr} \)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: \({{\rm{S}}_{AGC}} = {S_{AGB}} = {S_{BGC}}\)

Câu 87: Cho góc xOy khác góc bẹt, điểm A thuộc cạnh Ox, điểm B thuộc cạnh Oy.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Hãy tìm điểm M nằm trong góc xOy, cách đều Ox, Oy và cách đều A, B.

b) Nếu OA = OB thì có bao nhiêu điểm M thỏa mãn các điều kiện trong câu a?

a) – Điểm nằm trong góc xOy và cách đều hai cạnh Ox và Oy nên nó thuộc tia phân giác Ot của \(\widehat {xOy}\).

– Điểm cách đều 2 điểm A và B thuộc đường thẳng d là đường trung trực của AB

Vậy M là giao điểm của dường trung trực của đoạn thẳng AB và tia phân giác Ot của \(\widehat {xOy}\)

b) Nếu OA = OB

\( \Rightarrow \) ∆OAB cân tại O

Tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) cũng là đường trung trực của AB. Vậy bất kỳ điểm M nào nằm trên tia phân giác của \(\widehat {xOy}\) đều thỏa mãn điều kiện câu a.

Câu 88: Cho góc xOy khác góc bẹt. Dùng một chiếc thước thẳng có chia khoảng, hãy nêu cách vẽ tia phân giác của góc xOy.

– Dùng thước chia khoảng, trên Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB.

– Nối AB

– Dùng thước chia khoảng, đo đoạn AB, lấy trung điểm M của AB.

– Kẻ tia OM.

Ta có ∆OAB cân tại O, OM là đường trung tuyến nên OM cũng là đường phân giác \(\widehat {AOB}\).

Vậy OM là tia phân giác của \(\widehat {xOy}\).

Advertisements (Quảng cáo)