Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Giải bài 16.1, 16.2, 16.3, 16.4 Trang 21, 22 SBT Hóa học 8: Lập phương trình hoá học của phản ứng?

Bài 16: Phương trình hóa học SBT Hóa lớp 8. Giải bài 16.1, 16.2, 16.3, 16.4 Trang 21, 22 Sách bài tập Hóa học 8. Câu 16.1: Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ và cụm từ thích hợp chọn trong khung…

Bài 16.1: Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ và cụm từ thích hợp chọn trong khung :

Chất, nguyên tử, nguyên tố, phân tử, chất phản ứng, phương trình hoá học,

chỉ số, hệ số, sản phẩm, tỉ lệ

“Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng ….., trong đó ghi công thức hóa học của các …… và ….. Trước mỗi công thức hoá học có thể có … (trừ khi bằng 1 thì không ghi) để cho số … của mỗi ….. đều bằng nhau.

Từ…. rút ra được tỷ lệ số ….., số…… của các chất trong phản ứng; ….. này bằng đúng tỷ lệ …. trước công thúc hóa học của các ….. tương  ứng “.

Phản ứng hoá học được biểu diễn bằng phương trình hoá học, trong đó ghi công thức hoá học của các chất phản ứngsản phẩm. Trước mỗi công thúc hoá học có thể có hệ số (trừ khi bằng 1 thì không ghi) để cho số nguyên tử  của mỗi nguyên tố đều bằng nhau.

Từ phương trình hoá học rút ra được tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng ; tỉ lệ này bằng đúng hệ số trước công thức hoá học của các chất tương ứng.


Bài 16.2: Cho sơ đồ của các phản ứng sau :

a)  \(Cr + {O_2} –  –  –  > C{r_2}{O_3}\)

b)  \(Fe + B{r_2} –  –  –  > FeB{r_3}\)

Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Giải

Gợi ý cách làm nhanh các bài tập lập phương trình hoá học

Bước 1. Cần viết đúng các công thức hoá học. Đến bước sau không thay đổi chỉ số trong những công thức đã viết đúng.

Bước 2. Nhẩm tính số nguyên tử của tất cả các nguyên tốẽ

Nếu có nguyên tố mà số nguyên tử một bên lẻ, một bên chẵn thì trước hết ta làm chẵn số nguyên tử lẻ (đặt hệ số 2).

Để cân bằng số nguyên tử ta lấy bội số chung nhỏ nhất chia cho các số nguyên tử không bằng nhau của một nguyên tố thì được hệ số cho công thức của các chất tương ứng. Nên bắt đầu từ nguyên tố mà số nguyên tử có nhiều nhất, rồi tiếp đến nguyên tố có số nguyên tử ít hơn…

Thí dụ, sơ đồ của phản ứng :

\(Cr + {O_2} –  –  –  > C{r_2}{O_3}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải

\(Cr + {O_2} –  –  –  > 2C{r_2}{O_3}\)

Bắt đầu cân bằng từ nguyên tố O, Bội số chung nhỏ nhất của 6 và 2 là 6.

Hệ số của O2 sẽ là \(3( = {6 \over 2})\)

\(Cr + 3{O_2} –  –  –  > 2C{r_2}{O_3}\)

Tiếp theo là nguyên tố Cr

\(4Cr + 3{O_2} –  –  –  > 2C{r_2}{O_3}\)

Lưu ý :

-Nếu có nhóm nguyên tử thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng.

-Có trường hợp sơ đồ của phản ứng đã là phương trình hoá học rồi, thí dụ :

CacO3 —– > CaO + CO2

Advertisements (Quảng cáo)

 Viết liền mũi tên rời là được phương trình hoá học.

-Có trường hợp chỉ cần nhận xét thành phần hoá học các hợp chất là rút ra được các hệ số thích hợp.

Thí dụ, sơ đồ của phản ứng giữa khí cạcbon oxit và chất sắt(III) oxit.

CO + Fe2O3­ —> Fe + CO2

Nhận xét : Mỗi phân tử CO chiếm một O của Fe­2O3 chuyển thành phân tử CO2. Như vậy cần 3CO để chiếm hết oxi của Fe2O3. Phương trình hoá học của phản ứng : 3CO + Fe2O3 —> 2Fe + 3CO2

a)4Cr + 3O2  -> 2Cr2O3

Số nguyên tử Cr : số phân tử O2 : số phân tử Cr2O3 = 4:3:2.

2Fe + 3Br2 —> 2FeBr3

Số nguyên tử Fe : số phân tử Br2 : số phân tử FeBr3 = 2:3:2.


Bài 16.3: Yêu cầu làm như bài tập 16.2, theo sơ đồ của các phản ứng sau :

a)KCIO3 —–> KCl + O2 ;

b) NaNO3 ——> NaNO2 + O2

Giải

a) \(2KCl{O_3} \to 2KCl + 3{O_2}\)

Số phân tử \(KCl{O_3} \) : số phân tử KCl : số phân tử \(O_2\) =2:2:3

b) \(2NaN{O_3} \to NaN{O_2} + {O_2}\)

Số phân tử \(NaN{O_3}\) : số phân tử \(NaN{O_2}\) : số phân tử \(O_2\) =2:2:1


Bài 16.4: Cho sơ đồ của phản ứng sau :

AI + CuO ——-> Al2O3 + Cu

a)Lập phương trình hoá học của phản ứng.

b)Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng,  tuỳ chọn.

Giải

a) 2Al + 3CuO -> Al2O3 + 3Cu

b) Cứ 2 nguyên tử AI tác dụng với 3 phân tử CuO ;

Cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al­2O3 ;

Cứ 3 phân tứ CuO phản ứng tạo ra 1 phân tử Al­2O3;

Cứ 1 phân tử Al­2O3 được tạo ra cùng với 3 nguyên tử Cu.

Advertisements (Quảng cáo)