Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Bài 17.1, 17.2, 17.3, 17.4 Trang 23 Sách BT Hóa lớp 8: Tính khối lượng của hỗn hợp hai chất canxi oxit và magie oxit.

Bài 17: Ôn tập chương 2 SBT Hóa lớp 8. Giải bài 17.1, 17.2, 17.3, 17.4 Trang 23 Sách bài tập Hóa học 8. Câu 17.1: Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí hiđro H2 và…

Bài 17.1: Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí hiđro H2 và chất đồng(II) oxit CuO tạo ra kim loại đồng và nước. (Hình trang 23-SBT Hóa học 8)

Hãy chỉ ra :

a)Mỗi phản ứng xảy ra với bao nhiêu phân tử của mỗi chất phản ứng, tạo ra bao nhiêu phân tử nước và nguyên tử đồng.

b)Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử nào bị tách rời, trong phân tử nào mới được tạo ra.

Giải

a) Mỗi phản ứng xảy ra với một phân tử H2 và một phân tử CuO, tạo ra một phân tử nước và 1 nguyên tử đồng.

b) Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử H2 và trong phân tử CuO bị tách rời.

Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử nước mới được tạo ra.


Bài 17.2: Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và các sản phẩm phải chứa cùng :

Advertisements (Quảng cáo)

A.Số nguyên tử trong mỗi chất.

B.Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

C. Số phân tử của mỗi chất.

Giải

Phương án B


Bài 17.3: Dây tóc trong bóng đèn điện nóng đỏ và phát sáng mỗi khi có dòng điện đi qua. Trường hợp bóng đèn bị rạn nứt và không khí (có khí oxi) chui vào bên trong thì dây tóc bị cháy khi bật công tắc điện. (Xem lại bài tập 2.2 về dây tóc trong bóng đèn điện.)

Advertisements (Quảng cáo)

Hãy phân tích và chỉ ra khi nào xảy ra hiện tượng vật lí, khi nào xảy ra hiện tượng hoá học.

Giải

Mỗi khi có dòng điện đi qua, kim loại vonfam (dây tóc bóng đèn điện) nóng đỏ và phát sáng, sau khi ngắt điện (không có dòng điện) kim loại vonfam lại trở về như cũ. Do tác dụng của dòng điện làm cho kim loại vonfam nóng đỏ và phát sáng, đó là hiện tượng vật lí.

Kim loại vonfam bị cháy khi có dòng điện đi qua (bật công tắc điện) là do kim loại nóng lên lại có khí oxi (trong không khí chui vào) nên phản ứng với chất này (tương tự kim loại magie, xem bài tập 3, thuộc bài 15, SGK) vạ biến đổi thành chất khác, đó là hiện tượng hoá học.


Bài 17.4: Đá đôlômit là hỗn hợp hai chất canxi cacbonat CaCO3 và magie cacbonat MgCO3. Khi nung nóng, tương tự canxi cacbonat, chất magie cacbonat cũng bị phân huỷ tạo ra chất magie oxit MgO và khí cacbon đioxit.

a)Viết công thức về khối lượng của hai phản ứng xảy ra khi nung nóng đôlômit.

b)Nung nóng 192 kg đôlômit thì có 88 kg khí cacbon đioxit thoát ra. Tính khối lượng của hỗn hợp hai chất canxi oxit và magie oxit.

Giải

a)   \({m_{CaC{O_3}}} = {m_{CaO}} + {\rm{ }}{m’_{C{O_2}}}\)

      \({m_{MgC{O_3}}} = {m_{MgO}} + {m”_{C{O_2}}}\)

b) Khối lượng của hỗn hợp ( \({m_{hh}}\) ) hai chất canxi oxit và magie oxit bằng :

\({m_{hh}} = {m_{đolomit}} – {m_{C{O_2}}}({m_{C{O_2}}} = {m’_{C{O_2}}} + {m”_{C{O_2}}})\)

          =192-88=104(kg)

Advertisements (Quảng cáo)