Bài 17.11: Quặng malachit có thành phần chính là hai hợp chất của đồng được ghi bằng công thức chung là Cu2(OH)2CO3. Khi nung nóng thì hai hợp chất này bị phân huỷ, sản phẩm của phản ứng phân huỷ gồm có CuO, H2O và CO2.
a)Viết phương trình hoá học của phản ứng phân huỷ mỗi hợp chất của đồng.
b)Biết rằng khi nung nóng 4,8 kg quặng thì thu được 3,2 kg CuO cùng với 0,36 kg nước và 0,88 kg CO2. Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng hai hợp chất của đồng có chứa trong quặng.
Giải
a) Công thức hóa học hai hợp chất của đồng:
\(C{u_2}{(OH)_2}C{O_3} \to Cu{(OH)_2}vàCuC{O_3}\)
Các phương trình hóa học của phản ứng phân hủy:
\(Cu{(OH)_2} \to CuO + {H_2}O\)
\(CuC{O_3} \to CuO + C{O_2}\)
b) Theo định luật bảo toàn khối lượng, khới lượng hai hợp chất của đồng đã phân hủy bằng:
\({m_{Cu}}_{_2{{(OH)}_2}C{O_3}} = {m_{CuO}} + {m_{{H_2}O}} + {m_{C{O_2}}} = 3,2 + 0,36 + 0,88 = 4,44(kg)\)
Tỷ lệ phần trăm về khối lượng hai hợp chất của đồng có chứa trong quặng bằng:
\({m_{Cu}}_{_2{{(OH)}_2}C{O_3}} = {{4,44} \over {4,8}} \times 100\% = 92,5\% \) .
Bài 17.12: Để điều chế kali clorua KCl (dùng làm phân bón), người ta cho kim loại kali K tác dụng với khí clo Cl2.
a)Viết phương trình hoá học của phản ứng.
Advertisements (Quảng cáo)
b)Nếu có 6,02.1023 nguyên tử K, cần lấy vào phản ứng bao nhiêu phân tử Cl2 và thu được bao nhiêu phân tử KCl ?
(Xem lại các bài tập 8.9*, 9.6* và 16.8* trước khi làm bài tập này và bài tập tiếp theo).
Giải
a) Phương trình hóa học của phản ứng :
\(2K + C{l_2} \to 2KCl\)
b) Theo phương trình hóa học, ta có tỷ lệ:
-Cứ 2 nguyên tử K tác dụng với phân tử \(C{l_2}\) Tạo ra 2 phân tử KCl.
Vậy nếu có \(6,{02.10^{23}}\) nguyên tử cần lấy vào phản ứng:
\({{6,02} \over 2} \times {10^{23}} = 3,{01.10^{23}}\) (phân tử) Cl2.
Advertisements (Quảng cáo)
và tạo ra : \({2 \over 2} \times 6,{02.10^{23}} = 6,{02.10^{23}}\) (phân tử) KCl
Bài 17.13: Những câu trong bài tập này coi là tiếp theo của bài tập 17.12*.
a)Tính khối lượng bằng gam của :
-6,02.1023 nguyên tử K,
-6,02.1023 phân tử CI2,
-6,02.1023 phân tử KCl.
b)Tính khối lượng khí clo để tác dụng vừa đủ với 39 g kim loại kali.
c)Từ khối lượng kim loại cho biết và khối lượng khí clo tính được trong câu b), tính khối lượng kali clorua thu được thẹo hai cách.
Giải
a) Khôi lượng tính bằng gam của 6,02.1023 nguyên tử K (nguyên tử khối là 39 đvC) bằng :
\(6,{02.10^{23}} \times 39 \times 1,66 \times {10^{ – 24}}g\)
\( \approx 39 \times 10 \times {10^{23}} \times {10^{ – 24}}g = 39g\)
-Khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 phân tử Cl2 (phân tử khối là :
2×35,5 = 71 đvC) bằng :
\(6,{02.10^{23}} \times 71 \times 1,66 \times {10^{ – 24}}g\)
\( \approx 71 \times 10 \times {10^{23}} \times {10^{ – 24}}g = 71g\)
-Khối lượng tính bằng gam của 6,02.1023 phân tử KCl (phân tử khối là :
+ 35,5 = 74,5 đvC) bằng (đặt tính như trên) : 74,5 g.
b) 39 g kim loại kali là khối lượng của 6,02.1023 nguyên tử K. Số lượng nguyên tử K này tác dụng đủ với 3,01.1023 phân tử Cl2. Khối lượng của số
phân tử khí Cl2 này là \({{71} \over 2} = 35,5(g)\)
Cách 1 : Theo phương trình hoá học trong bài 17.12* thì 6,02.1023 nguyên tử K tác dụng với 3,01.1023 phân tử Cl2 tạo ra 6,02.1023 phân tử KCl. Vậy khối lượng KCl thu được là 74,5 g.
Cách 2 : Theo định luật bảo toàn khối lượng :
\({m_{KCl}} = {m_K} + {m_{C{l_2}}}\)= 39 + 35,5 = 74,5 (g)