Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Bài 13.1, 13.2, 13.3, 13.4 Trang 18, 19 SBT Hóa học 8: Tên các chất phản ứng và sản phẩm

Bài 13: Phản ứng hóa học SBT Hóa lớp 8. Giải bài 13.1, 13.2, 13.3, 13.4 Trang 18, 19 Sách bài tập Hóa học 8. Câu 13.1: Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đù các từ hay cụm. từ thích hợp…

Bài 13.1: Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đù các từ hay cụm. từ thích hợp :

” …… là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là ……. còn ……… mới sinh ra là …… Trong quá trình phản ứng ……… giảm dần, ……… tăng dần”

Giải :

Theo thứ tự các chỗ trống (có một số dấu chấm) trong các câu là những từ và cụm từ sau :

Phản ứng hoá học, chất phản ứng (hay chất tham gia), chất, sản phẩm, lượng chất tham gia, lượng sản phẩm.


Bài 13.2: Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí hiđro H2 và khí clo Cl2 tạo ra axit clohiđric HCl.

Advertisements (Quảng cáo)

Hãy cho biết :

a)Tên các chất phản ứng và sản phẩm.

b)Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào. Phân tử nào biến đổi, phân tử nào mới được tạo ra.

c)Trước và sau phản ứng số nguyên tử mỗi nguyên tố có thay đổi không.

Advertisements (Quảng cáo)

Giải

 a) Chất phản ứng : khí hiđro, khí clo.

Sản phẩm : axit clohiđric.

b) Trước phản ứng : hai nguyên tử H liên kết với nhau, hai nguyên

tử Cl liên kết với nhau. Sau phản ứng : mỗi nguyên tử H liên kết với

một nguyên tử Cl. *

Phân tử H2 và phân tử Cl2 biến đổi.

Phân tử HCl mới được tạo ra.

c) Trước và sau phản ứng số nguyên tử mỗi nguyên tố không thay đổi.


Bài 13.3: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit clohiđric

HCI tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí hiđro H2 như sau :

Hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp, rồi điền vào chỗ trống trong hai- câu sau đây mô tả phản ứng này :

“Mỗi phản ứng xảy ra với một ………… và hai ……….. Sau phản ứng tạo ra một ………… và một ………… “

Giải

13.3. Mỗi phản ứng xảy ra với một nguyên tử kẽmhai phân tử axit clohiđric.

Sau phản ứng tạo ra một phân tử kẽm clorua và một phân tử hiđro.


Bài 13.4: a) Giải thích tại sao khi để ngọn lửa đến gần là cồn đã bắt cháy.

b) Biết rằng cồn cháy được là có sự tham gia của khí oxi, tạo ra nước và khí cacbon đioxit. Viết phương trình chữ của phản ứng.

Giải

a) Cồn là chất dễ bay hơi, các phân tử cồn trong hơi cồn được ngọn lửa nung nóng lên bắt cháy.

b) Phương trình chữ của phản ứng :

Cồn + Khí oxi ­­–­­—-> Nước + Khí cacbon đioxit.

Advertisements (Quảng cáo)