Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Vật Lý 8

Bài 24.5, 24.6, 24.7, 24.8 trang 65, 66 SBT Lý 8: Đường biểu diễn nào tương ứng với nước, với đồng, với sắt?

Bài 24 công thức tính nhiệt lượng Sách bài tập Vật lí 8. Giải bài 24.5, 24.6, 24.7, 24.8 trang 65, 66 Sách bài tập Vật lí 8. Câu 24.5: Tính nhiệt dung riêng của một kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 20°C…

Bài 24.5: Tính nhiệt dung riêng của một kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 20°C một nhiệt lượng khoảng 59kJ để nó nóng lên đến 50°C. Kim loại đó tên là gì?

Ta có:

\(C = {Q \over {m\Delta t}} = {{59000} \over {5\left( {50 – 20} \right)}} \approx 393J/kg.K\)

Vậy kim loại đó là đồng.


Bài 24.6: Hình 24.2 vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối lượng nước, đồng, sắt được đun trên những bếp tỏa nhiệt như nhau. Hỏi đường biểu diễn nào tương ứng với nước, với đồng, với sắt?

Đường I: nước;

đường II:  sắt;

Advertisements (Quảng cáo)

đường III: đồng


Bài 24.7: Đầu thép của một búa máy có khối lượng 12kg nóng lên thêm 20°C sau 1,5 phút hoạt động. Biết rằng chỉ có 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Tính công và công suất của búa. Lấy nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K.

Tóm tắt:

m = 12kg

∆t = 20℃

Advertisements (Quảng cáo)

t = 1,5 phút = 100s

A = ?J

℘ = ? W

Ta có:

Nhiệt lượng đầu búa nhận được:

Q = mc (t2 – t1) = 12.460.20 = 110400J

Công của búa thực nhiện trong 1,5 phút là:

\(A = {{Q.100} \over {40}} = {{110400.100} \over {40}} = 276000J\)

Công suất của búa là:

\(\wp  = {A \over t} = {{276000} \over {90}} \approx 3067W \approx 3kW\)


Bài 24.8: Người ta cung cấp cùng một nhiệt lượng cho ba cốc bằng thủy tinh giống nhau. Cốc 1 đựng rượu, cốc 2 đựng nước, cốc 3 đựng nước đá với khối lượng bằng nhau. Hãy so sánh độ tăng nhiệt độ của các cốc trên. Biết rằng nước đá chưa tan.

A.  Δt1 =  Δt2 =  Δt3

B. Δt1 >  Δt2 >  Δt3

C. Δt1 <  Δt2 <  Δt3

D. Δt2 <  Δt1 <  Δt3

=> Chọn B. Δt1 >  Δt2 >  Δt3

Advertisements (Quảng cáo)